Sách Giáo lý Năm Giới Trẻ 2020
Để bạn trẻ thay đổi bản thân, Ban Mục vụ Giới trẻ của Giáo phận Hải Phòng đã soạn thảo chương trình dạy giáo lý với 12 đề tài cho 12 tháng của năm 2020. Dựa trên hai tài liệu chính thức được Giáo Hội công bố: YOUCAT và DOCAT, chương trình Giáo lý nhằm giúp các bạn trẻ hiểu Đạo và sống Đạo trong bối cảnh cụ thể của xã hội Việt Nam. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp các bạn trẻ trưởng thành trong đức tin và trong đời sống, tiến tới sự trưởng thành toàn diện như Hội đồng Giám mục Việt Nam mong muốn.
BÀI 1
NGƯỜI TRẺ TRƯỞNG THÀNH ĐỨC TIN
“Lòng tin của con đã cứu chữa con” (Mt 9,22)
1) Đức tin là ơn tặng tuyệt vời của Chúa, ta nhận được đức tin khi ta sốt sắng cầu xin.
2) Đức tin là sức mạnh siêu nhiên, tuyệt đối cần thiết để ta đạt được phần rỗi.
3) Đức tin đòi ý muốn tự do và sự hiểu biết rõ ràng của người ta, khi họ đón nhận lời mời của Chúa.
4) Đức tin là sự chắc chắn tuyệt đối, vì chính Chúa Giêsu bảo đảm như thế.
5) Đức tin không đầy đủ, trừ khi nó dẫn đến Tình yêu tỏ ra bằng hành động.
6) Đức tin lớn dần khi người ta nghe thêm, nghe thêm cách ý tứ Lời của Chúa và đáp lại lời Người khi họ cầu nguyện.
7) Đức tin cho ta, ngay cả ở đời này, niềm vui thấy trước nơi Thiên đàng sau này.
2.Tại sao chúng ta tin chỉ có Một Chúa?
- Chúng ta tin chỉ có Một Chúa, vì theo chứng cớ Kinh Thánh, chỉ có một Chúa, và theo luật lý luận chỉ có thể có Một Chúa.
(Mc 12,29 Chúa Giêsu trả lời, "Điều răn đứng đầu là, Nghe đây, hỡi Ítraen, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. 12,30 Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi).
3. Bạn sẽ làm gì khi bạn đã nhận biết Thiên Chúa?
- Khi đã nhận biết Chúa, bạn phải đặt Người lên chỗ nhất trong cuộc đời bạn. Được như thế, đời sống mới của bạn sẽ bắt đầu. Bạn nên biết rằng, người Kitô hữu còn yêu thương cả kẻ thù nghịch mình.
4. Tại sao chúng ta cần ưu tiên lãnh các Bí tích?
- Chúng ta cần lãnh các Bí tích để sự sống nhỏ bé của chúng ta tăng triển hơn, nhờ Chúa Giêsu để nên giống Chúa Giêsu, nên con cái Thiên Chúa, trong tự do và vinh quang.
(Rm 8,21 Có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang).
5. Tại sao tin vào Chúa Giêsu không đủ, Thiên Chúa còn cho chúng ta các Bí tích nữa?
- Chúng ta cần đến cùng Chúa không những bằng trí tuệ mà còn bằng cả các giác quan. Đó là lí do tại sao Chúa ban mình cho chúng ta qua những dấu hiệu ta thấy được, nhất là qua bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô.
(2Pr 1,3-4: Thật vậy, Đức Kitô đã lấy thần lực của Người mà ban tặng chúng ta tất cả những gì giúp chúng ta được sống và sống đạo đức, khi Người cho chúng ta biết Đấng đã dùng vinh quang và sức mạnh của mình mà kêu gọi chúng ta. Nhờ vinh quang và sức mạnh ấy, Thiên Chúa đã ban tặng chúng ta những gì rất quý báu và trọng đại Người đã hứa, để nhờ đó, anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa, sau khi đã thoát khỏi cảnh hư đốn do dục vọng gây ra trong trần gian).
6. Tại sao cần có lòng tin trước khi nhận lãnh Bí tích?
- Vì Bí tích không phải là ảo thuật. Bí tích chỉ sinh hiệu quả khi người ta hiểu biết và lãnh nhận với đức tin.
Các Bí tích không chỉ đòi có đức tin trước khi lãnh nhận, nó còn gia tăng và chứng tỏ đức tin nữa.
7. Tại sao chúng ta cần đức tin và Bí tích để sống đời sống tốt lành, và ngay thẳng?
- Nếu ta chỉ cậy dựa vào chính mình, vào sức riêng mình, chúng ta không thể đi xa hơn, dù cố gắng trở nên tốt lành.
Nhờ đức tin, ta thấy mình là con Thiên Chúa, Chúa sẽ giúp ta mạnh sức. Khi Chúa làm ta mạnh, ta gọi đó là "ơn Chúa "(grace), nhất là trong dấu tích thánh mà ta gọi là các Bí tích, Lúc đó, Chúa ban cho ta năng lực để làm việc lành mà ta đang muốn làm.
(Không có Thầy, các con không thể làm được việc gì. Gioan 15,5).
(Đừng để điều gì làm bạn xao xuyến, đừng để điều gì làm bạn sợ hãi. Chúa không bao giờ thay đổi. Kiên nhẫn đạt được tất cả. Ai có Chúa thì không còn muốn gì nữa. Mình Chúa là đầy đủ rồi. Th. Têrêsa Avila).
8. Tại sao chúng ta thờ phượng Thiên Chúa?
- Vì thờ phượng, tôn kính là điều xứng hợp đáp lại việc Thiên Chúa hiện hữu và mạc khải của Người. "Ngươi phải thờ lạy Thiên Chúa Chúa ngươi và phụng sự mình Người thôi" (Mt 4,10).
(Khi mến Chúa, ta nên sợ Chúa. Khi sợ Chúa, ta nên mến Chúa. Th. Francis de sales)
1. Khi nói con người được dựng nên theo "hình ảnh Chúa"(God's image), điều đó có nghĩa thế nào?
- Nghĩa là, con người không như các loài bất động đất đá, cây cỏ, con vật. Con người có phần linh thiêng (spirit),
Nhờ đặc tính linh thiêng, con người được kết hợp với Thiên Chúa hơn là với các thụ tạo hữu hình.
2. Căn cứ vào đâu con người cư xử bình đẳng với nhau?
- Mọi người bình đẳng với nhau, vì họ có cùng một nguồn gốc, trong một Thiên Chúa đã tạo dựng họ vì Tình yêu Người.
Mọi người có cùng một Đấng Cứu chuộc là Chúa Giêsu Kitô.
Mọi người được chỉ định tìm hạnh phúc, và có hạnh phúc muôn đời trong Thiên Chúa.
3. Lý do nào làm cho người Kitô hữu có nhân phẩm?
- Mọi người, từ giây phút đầu tiên trong bụng mẹ, đã có một nhân phẩm không ai được xâm phạm, vì từ đời đời, Thiên Chúa đã muốn, đã yêu, đã dựng nên và đã cứu chuộc người đó, và đã định cho họ được hạnh phúc muôn đời.
4. Tại sao Thiên Chúa làm ra con người có nam có?
- Thiên Chúa là Tình yêu và là khuôn mẫu của đời sống chung, Thiên Chúa đã dựng nên con người có nam có nữ, để họ cùng nhau, là hình ảnh của bản tính Người.
5. Trong kế hoạch, Chúa có định cho con người phải đau khổ và phải chết không?
- Chúa không muốn cho con người phải đau khổ và phải chết.
Tư tưởng đầu tiên của Chúa là muốn cho con người sống trên Thiên đàng (paradise), sống đời đời và bình an với Chúa, với mọi người, giữa người nam và người nữ, với cảnh vật chung quanh.
(Lạy Chúa, quay đi khỏi Chúa sẽ ngã, quay lại với Chúa sẽ đứng vững, ở lại trong Chúa sẽ chắc chắn được trợ giúp (Th. Augustinô).
6. Khi nói Chúa Giêsu Kitô "đồng thời là Thiên Chúa thật và là người thật" nghĩa là sao?
- Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa trở nên một người như Chúng ta và là anh chúng ta, tuy nhiên, Người vẫn đồng thời là Thiên Chúa và là Chúa chúng ta.
Công đồng Calcedon (năm 451) dạy rằng: thiên tính và nhân tính đã nên một trong Chúa Giêsu Kitô "không chia lìa hoặc lẫn lộn.
7. Tại sao Chúa Giêsu Kitô là Chúa của cả vũ trụ?
- Chúa Giêsu Kitô là Chúa của cả vũ trụ và Chúa của lịch sử, vì nhờ Người mà mọi vật được tạo thành, mọi người được Chúa cứu chuộc, và mọi người sẽ bị Chúa xét xử.
8. Ơn gọi của giáo dân (lay vocation) là gì?
- Giáo dân sống trong xã hội đời để làm cho Nước Chúa (kingdom of God) lớn mạnh nơi xã hội loài người.
1. Khi nói con người là nhân vật có phái tính nghĩa thế nào?
- Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ.
Chúa dựng nên họ để giúp nhau và yêu nhau.
Chúa dựng nên họ với những ước muốn tính dục và khả năng thú vui thể xác.
Chúa dựng nên họ để truyền thông sự sống .
2. Tình yêu là gì?
- Yêu là tự do ban mình tự trong lòng.
1. Tại sao Thiên Chúa sắp đặt cho người nam và người nữ cho nhau?
- Thiên Chúa sắp đặt người nam người nữ cho nhau để họ "không còn là hai nhưng là một" (Mt 19,6). Cách này, họ sống trong Tình yêu, sinh con cái, trở nên dấu hiệu của chính Chúa, Đấng vô hình nhưng lại tràn trề Tình yêu.
2. Bí tích Hôn phối diễn ra thế nào?
- Bí tích Hôn phối diễn ra qua lời hứa mà người nam và người nữ nói lên trước Thiên Chúa và Giáo hội, lời hứa được Thiên Chúa nhìn nhận và làm cho mạnh, và được hoàn tất do việc kết hợp thể xác của đôi bạn.
Vì chính Chúa lập nên mối ràng buộc của Bí tích Hôn phối, nên nó nối kết cho đến khi một bên qua đời.
3. Điều gì cần cho Kitô hữu lãnh Bí tích Hôn phối ?
- Cần 3 điều này:
1/ tự ý muốn
2/ quyết sống mãi, độc quyền kết hợp
3/ sẵn sàng sinh con cái
Tuy nhiên, điều căn bản về Bí tích Hôn phối là điều đôi hôn nhân cần biết: "Chúng tôi sống như hình ảnh Chúa Kitô yêu thương Giáo hội Người"
4. Tại sao Hôn phối không thể chấm dứt - bất khả phân)?
- Hôn phối có 3 bất khả phân:
1/ vì căn bản Tình yêu là tự hiến cho nhau không giữ lại gì hết.
2/ vì đó là hình ảnh trung tín vô điều kiện của Thiên Chúa với thụ tạo của Người.
3/ vì nó diễn tả Tình yêu Chúa Kitô yêu Giáo hội Người, đến nỗi chết trên Thánh giá.
(Ep 5,25 Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh).
5. Điều gì đe dọa Hôn phối ?
- Điều thực sự đe dọa Hôn phối là tội.
Điều đổi mới nó là tha thứ.
Điều làm cho nó mạnh mẽ là cầu nguyện và trông cậy vào Thiên Chúa hiện diện.
6. Mọi người đều được gọi sống bậc Hôn phối phải không?
- Không phải mọi người được kêu gọi sống đời Hôn nhân.
Người sống một mình (live alone) cũng có thể làm xong bổn phận mình trong cuộc sống.
Kết hôn là đường riêng.
Chúa Giêsu mời gọi người ta sống không kết bạn: "vì Nước Trời" (Mt 19, 12).
(Nếu Chúa Kitô không có tay, thì tay của chúng ta làm thay cho Người. -Ẩn danh, thề kỉ 14)
7. Tại sao Giáo hội cử hành Bí tích Hôn phối ?
- Luật cưới hỏi phải làm công cộng.
Dâu, rể được hỏi về ý định thành hôn, linh mục, phó tế làm phép nhẫn. Dâu rể trao đổi nhẫn cưới và lời hứa "chung thủy với nhau khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh nạn cũng như lúc khỏe mạnh, để tôn trọng nhau suốt đời".
Linh mục phê chuẩn chấp nhận đám cưới và ban phép lành.
8. Yếu tố nòng cốt của hôn phối Công giáo là gì?
1/ Một vợ một chồng (duy nhất- unity). Hôn phối là giao ước do tự nhiên đòi sự liên kết hợp nhất về xác, về trí, về tinh thần của 2 người nam-nữ.
2/ Mãi mãi có nhau (bất khả phân chia-indissolubility) hôn phối đòi kéo dài tới chết.
3/ Sẵn sàng đón nhận con cái.
4/ Cam kết cho phúc lợi của người phối ngẫu.
9. Người Công giáo có được kết hôn với người khác đạo không?
- Người Công giáo kết hôn và sống với người đạo khác (vd Phật giáo), có thể là nguyên nhân gây khó khăn cho đức tin mình, và khó khăn cho con cái sau này.
Bởi trách nhiệm của Giáo hội đối với các tín hữu, Giáo hội lập ra những ngăn trở khác đạo.
Nhưng những cuộc Hôn phối như thế vẫn thành phép khi có phép chuẩn của Giáo hội trước khi thành hôn.
Hôn phối này không phải là Bí tích.
10. Người chồng và người vợ luôn "gây chiến" với nhau có được li dị không?
- Giáo hội luôn rất trọng kính khả năng của người ta trong việc giữ lời hứa và tự buộc mình vào sự trung tín của cuộc sống lâu dài. Giáo hội nhớ lời họ đã đoan hứa.
Mọi cuộc Hôn phối đều có nguy cơ khủng hoảng.
Họ cần giải quyết với nhau, cầu nguyện với nhau, năng đi thăm cố vấn trị liệu, cũng như mở những đường thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
Trên hết, nhớ rằng trong Bí tích Hôn phối còn luôn luôn có Người thứ ba ràng buộc, đó là Chúa Kitô, người ta có thể gợi lên niềm trông cậy hoài hoài.
Có những người không thể chịu được nữa, khi ai đó bị bạo hành thể xác hay tinh thần, họ có thể li dị.
Điều này gọi là "chia giường, chia bàn" trường hợp như thế phải trình Giáo hội. Trong những trường hợp này, ngay cả khi đời sống chung bị bể, Hôn phối vẫn còn giữ nguyên tính thành phép".
10. Giáo hội có lập trường thế nào với những người li dị rồi tái hôn?
- Theo gương Chúa Giêsu, Giáo hội chấp nhận họ cách yêu thương.
Bất cứ ai thành hôn trong Giáo hội, sau đó li dị, rồi tái hôn. Điều này nghịch lại đòi hỏi rõ ràng của Chúa Giêsu "Hôn phối bất khả phân". Giáo hội không thể xóa bỏ đòi hỏi yêu cầu này. Rút lại sự trung tín như thế, phản lại với Bí tích Thánh Thể, là Bí tích nói lên đặc tính Tình yêu Thiên Chúa không thể lấy lại, mà Giáo hội cử hành.
Đó là lí do tại sao những người tái hôn này không được Rước lễ.
11. Khi nói gia đình là Giáo hội thu nhỏ nghĩa là gì?
- Giáo hội ở trên qui mô lớn, gia đình ở trên qui mô nhỏ, đó là hình ảnh Tình yêu Chúa trong tình bạn nhân loại.
Thực vậy, mọi cuộc Hôn phối đều hoàn toàn mở ra cho người bạn đời, cho con cái Thiên Chúa gửi đến, cho sự chấp nhận nhau, cho sự hiếu khách với tha nhân.
1. Tự do (freedom) là gì và để làm gì?
- Tự do là sức mạnh Chúa ban để người ta có thể làm theo sự phù hợp với mình. Người tự do không còn hành động dưới ảnh hưởng của người khác.
(Chỉ có người phó thác mình trọn vẹn cho Thiên Chúa mới có tự do thực, cao cả, tự do sáng tạo mênh mông của sự thiện. ĐTC Bênedict 16 2005)
2. Tự do có cho người ta chọn sự dữ không?
- Sự dữ chỉ coi như đáng giá khi người ta gắng đạt được nó. Quyết định đạt được sự dữ chỉ cho người ta tự do bên ngoài.
Sự dữ không làm cho ta hạnh phúc, nhưng thực ra nó tước bỏ điều tốt lành thật. Nó xiềng xích ta lại với cái vô bổ và cuối cùng tiêu hủy hoàn toàn tự do của ta.
3. Người ta có trách nhiệm về mọi việc mình làm không?
- Người ta có trách nhiệm về mọi việc mình làm với hiểu biết và ý muốn.
(Người tốt là người tự do, cả khi họ là người nô lệ. Người độc ác là người nô lệ, cả khi họ là ông vua. Th. Augustinô)
5. Thiên Chúa giúp chúng ta thành người "tự do" thế nào?
- Chúa Kitô muốn chúng ta "được tự do" (Galata 5,1) và có thể thực hiện tình bác ái huynh đệ. Vì thế, Người đã sai Chúa Thánh Thần đến với chúng ta, Đấng cho ta tự do và độc lập với quyền lực đời này, thêm sức cho ta sống trong Tình yêu và trách nhiệm.
(Rm 8,15-16: Vì Thần Khí mà anh em đã lãnh nhận được, đâu phải là tinh thần nô lệ, khiến anh em phải sợ sệt như xưa; nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên, "Ápba! Cha ơi!").
6. Làm sao một người có thể nói hành động của mình tốt hay xấu?
- Người ta có thể phân biệt hành động của mình tốt hay xấu nhờ họ có lí trí và lương tâm, 2 cái đó giúp họ phán đoán rõ ràng.
(Lương tâm là trung tâm điểm sâu thẳm nhất và bí ẩn nhất của con người, đó là cung thánh nơi mà con người ở một mình với Thiên Chúa và là nơi con người nghe thấy tiếng của Ngài" - HC Mục vụ).
7. Tại sao Thiên Chúa cho chúng ta có "đam mê" hoặc "cảm xúc"?
- Chúng ta có nhiều đam mê để nhờ các đam mê mạnh mẽ và những cảm giác riêng biệt ấy, ta có thể hướng tới điều phải, điều thiện, và cự tuyệt điều dữ, điều xấu.
8. Lương tâm (conscience) là gì?
- Lương tâm là tiếng nói bên trong con người, bảo nó làm thiện dưới bất cứ hoàn cảnh nào và tránh làm dữ bằng mọi cách.
Đồng thời, lương tâm là khả năng phân biệt việc này với việc kia.
Thiên Chúa nói với ta qua tiếng lương tâm.
(Bất cứ việc gì được làm nghịch lại lương tâm, đều là tội. Th. Tôma Aquinô)
10. Người ta có thể huấn luyện lương tâm mình không?
- Có. Cần phải tự huấn luyện lương tâm mình.
Lương tâm được Chúa phú bẩm cái lý lẽ cho mọi người, nó có thể bị lừa hay bị chết, vì vậy cần được điều chỉnh sao cho nó biết hành động tốt.
11. Nhân đức nghĩa là gì?
- Nhân đức là khuynh hướng bên trong, một thói quen tích cực để làm việc lành.
(Mt 5,6 Phúc cho ai đói khát sự công chính, vì họ sẽ được thoả lòng).
12. Làm sao người ta được khôn ngoan (prudent)?
- Người ta nên khôn ngoan nhờ học biết phân biệt cái gì chính yếu cái gì không chính yếu đặt cái đích đúng và chọn phương tiện tốt nhất để đạt đích.
(Khôn ngoan có 2 mắt: một thấy trước điều phải làm, một xem lại điều đã làm. Th. Ignatio Loyola)
13. Người ta hành động thế nào là công bình?
- Người hành động công bình là người luôn luôn chắc chắn trả cho Thiên Chúa cái gì của Thiên Chúa, cho tha nhân cái gì của tha nhân.
14. Đức can đảm là gì?
- Là người kiên nhẫn dấn thân trong việc tốt, khi họ đã nhận ra, dù cực điểm họ phải hy sinh tính mạng mình.
(Người can đảm, dù may hay rủi (misfortune) cũng coi như họ có 2 tay, họ dùng cả 2. Th nữ Catarina Siena).
15. Tại sao tiết độ là nhân đức ?
- Vì thái độ vô tiết độ chứng tỏ sức tiêu hủy trong mọi lãnh vực của đời sống.
(Titô 2,11-12: Quả thế, ân sủng của Thiên Chúa … dạy chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này).
1. Điều răn thứ 8: Chớ làm chứng dối, đòi ta điều gì?
- Điều răn thứ 8 dạy chúng ta không nói dối (not to lie).
Nói dối là biết và cố ý nói hay làm ngược sự thật.
Người nói dối lừa chính mình và dẫn sai người khác là người có quyền biết đầy đủ sự thật của vấn đề.
(Xuất hành 20, 16: Đừng làm chứng gian chống người lân cận).
2. Ta phải giữ sự thật trước mặt Thiên Chúa thế nào?
- Tôn trọng sư thật nghĩa là không những tôn trọng với mình, mà còn tôn trọng trước mặt Chúa nữa, Người là nguồn mạch sự thật (chân lý).
Người ta tìm thấy sự thật về Thiên Chúa và về Chúa Giêsu Kitô, Người là "Đường đi, là Sự Thật, và là Sự Sống" (Gioan 14,6).
3. Sự thật về đức tin buộc mạnh thế nào?
- Mọi người Công giáo phải làm chứng (testimony) cho sự thật, theo gương Chúa Giêsu, trước tòa Philatô, Người nói "Ta ra đời và đến trong thế gian là để làm chứng cho Sự Thật" (Ga 18,37).
(Sống thế nào để ngày mai bạn có thể chết như vị tử đạo. Charles de Foucauld)
4. Trung thực (truthful) có nghĩa là gì?
- Sự trung thực nghĩa là ai đó hành động một cách chân thành và nói một cách lương thiện (thành thật).
Sự trung thực giữ cho cá nhân không hai lòng, trình bày sai lạc, lường gạt độc hại, và giả dối.
Hình thức tồi tệ nhất của sự thiếu thành thật là tội khai man.
5. Tại sao nói sự thật đòi sự cẩn trọng?
- Thông báo một sự thật, đòi ai đó phải làm cách khôn ngoan trong cả một toàn cảnh đức bác ái.
Thường sự thật được dùng như một võ khí, nó có thể sinh hiệu quả phá hơn là xây.
6. Bí mật Tòa Giải tội phải giữ thế nào?
- Sự bí mật trong Tòa giải tội là thánh thiêng (sacred), không thể được xâm phạm bất cứ cách nào. Đây là điều buộc nặng.
7. Các phương tiện truyền thông có trách nhiệm đạo đức nào không?
- Nhà sản xuất phương tiện truyền thông có trách nhiệm với khách hàng. Họ phải trung thành với sự thật khi lượm tin và khi loan tin. Họ phải tôn trọng quyền lợi và nhân phẩm của khách hàng.
8. Truyền thông có hiệu quả nguy hại thế nào?
- Nhiều người, nhất là trẻ em nghĩ rằngnhững gì chúng coi trên truyền thông (media) đều là thực (real).
Nếu vì sự giải trí mà những cảnh bạo động được ca tụng, những thái độ chống xã hội được chấp nhận, dục tính con người được, thì đó là tội trong truyền thông mà cả 2 phía phải chịu trách nhiệm: phía người làm truyền thông và phía người kiểm duyệt, lẽ ra phải chặn đứng nó ngay.
9. Vẻ đẹp và sự thật, 2 nghệ thuật này hòa hợp thế nào?
- Vẻ đẹp và sự thật sánh bước với nhau, vì Thiên Chúa là nguồn làm nên cả 2. Nghệ thuật (Art) tôn vinh vẻ đẹp, do đó nghệ thuật là đường đặc biệt dẫn con người tới Thiên Chúa.
(Điều không nói lên được bằng lời thì được diễn tả bằng nghệ thuật).
1. Khi tạo dựng thế giới và nhân loại chúng ta, Thiên Chúa có thực hiện theo kế hoạch định trước không?
Có, Thiên Chúa đã tạo nên cả thế giới theo ý tưởng và kế hoạch của Ngài. Thiên Chúa tạo nên thế giới và nhân loại cũng giống như con người có thể nghĩ ra một trò chơi, ví dụ như một môn cờ với luật chơi để tạo cho trò chơi ấy được hoàn toàn hợp lý. Tình yêu là nguyên lý thiết yếu như sợi tơ hồng xuyên suốt sự sáng tạo của Thiên Chúa. Cho nên, trong ý định của Thiên Chúa con người phải yêu thương và đáp lại tình yêu của Thiên Chúa, như vậy con người phải suy nghĩ, nói năng và hành động bằng chính lòng yêu thương. (x. Ep)
Tâm niệm: “Tôi được tạo nên để thực hiện bổn phận trong bậc sống riêng mình, một thụ tạo độc đáo; Thiên Chúa tiền định cho tôi một nơi thích hợp trong ý định của Ngài; dù tôi giàu hay nghèo, dù người đời có khen chê, hay khinh thường, Thiên Chúa vẫn biết tôi và gọi chính tên tôi” (Chân phước John Henry Newman).
2. Con người có được kêu gọi yêu thương không?
Có, yêu thương và được thương yêu luôn chất chứa sâu xa trong bản chất con người. Về điều này, chính Thiên Chúa là mẫu mực lý tưởng cho chúng ta. Chúa Giêsu đã tỏ cho chúng ta biết Thiên Chúa là Tình Yêu. Giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần luôn diễn ra tình yêu vĩnh cửu. Một con người biết yêu thương cũng được chia sẻ vào sự hiệp thông tình yêu này. Cuộc đời chúng ta chỉ có thể sinh hoa kết trái khi chúng ta không khép lòng mình khỏi suối nguồn tình yêu Thiên Chúa, mà đúng hơn là mở tâm hồn chúng ta ra với tình yêu của Chúa. Yêu thương khiến cho ta mở lòng ra với các nhu cầu của những người chung quanh và làm cho ta có khả năng vượt ra khỏi bản thân. Chúa Giêsu Kitô vì yêu nhân loại đã tự hiến mạng sống mình chịu chết trên thập giá, Người đã hoàn tất kỳ công vĩ đại nhất của tình yêu bằng cách hy sinh chính mạng sống mình.
Tâm niệm: “Tình thương bắt đầu hôm nay. Hôm nay ai đó đang đau khổ, hôm nay ai đó đang vất vưởng ngoài đường phố, hôm nay ai đó đang đói. Công việc của chúng ta là cho ngày hôm nay, hôm qua đã trôi qua rồi, ngày mai thì chưa đến. Chỉ hôm nay chúng ta mới làm cho Chúa Giêsu được biết đến, được yêu, được phục vụ, được cho ăn, được cho mặc, được cho ở. Đừng chờ đến ngày mai. Ngày mai chúng ta không còn họ nữa nếu hôm nay chúng ta không cho họ ăn” (T. Têrêsa Calcutta).
3. Sự thay đổi của xã hội diễn ra thế nào?
Tin Mừng trong Kinh Thánh, hay việc Thiên Chúa tự mạc khải sẽ thay đổi chúng ta về mọi phương diện. Chúng ta tìm được cách nhìn mới về thế giới và xã hội của mình. Tất cả sự thay đổi khởi đầu từ trái tim con người: trước tiên, bản thân con người phải thay đổi về nội tâm, suy nghĩ và sống theo huấn lệnh của Thiên Chúa, thì sau đó người ấy mới có thể tác động đến môi trường xã hội bên ngoài. Hoán cải tâm hồn là điều chúng ta luôn phải cố gắng thực hiện mỗi ngày, đó là bước khởi đầu thật sự cho một thế giới tốt đẹp hơn. Chỉ bằng cách hoán cải chúng ta mới có thể nhận ra đường hướng cần thiết để cải thiện và thay đổi các thể chế và hệ thống.
Tâm niệm: “Ai mà không sống yêu thương, dù chỉ một người cũng không thương được, thì người ấy không thể làm đẹp lòng Chúa. Chúng ta phải yêu thương hết mọi người, như Chúa Giêsu đã yêu thương và mong muốn cho họ mọi sự tốt lành; chúng ta làm cho họ càng được nhiều điều tốt đẹp càng tốt, bằng việc dấn thân cho phần rỗi linh hồn họ, và sẵn sàng chịu đổ máu vì từng người họ” (Chân Phước Charles de Faucauld).
4. Nhiệm vụ của Giáo Hội trong kế hoạch tổng thể của Thiên Chúa như thế nào?
Tình yêu của Thiên Chúa trong kế hoạch tổng thể của Ngài là ơn cứu độ và công trình cứu chuộc tất cả mọi người nhờ vào Con Ngài, Chúa Giêsu Kitô. Giáo Hội hiện hữu vì Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đi vào sự hiệp thông cứu rỗi sâu xa với Người. Sự hiệp thông này, là “Thân Thể Chúa Kitô” chính là Hội Thánh. Qua Phép Rửa và các bí tích khác, chúng ta thuộc về Chúa Kitô, nhờ Người, chúng ta được ban cho sự sống mới bất diệt. Nhờ để tâm trí vào Lời Chúa, chúng ta vâng theo ý muốn của Người. Giáo Hội là nơi chúng ta có thể tăng triển trong tình yêu Thiên Chúa. Giáo Hội không phải là cứu cánh của chính mình. Giáo Hội có trách nhiệm với con người và xã hội, và bằng sứ vụ của mình Giáo Hội phải góp phần vào nền hòa bình và sự phát triển gia đình nhân loại.
Tâm niệm: “Sẽ được ích gì nếu một người giành lấy cho được cả thế gian này, rồi cuối cùng ngồi đấy mang vào thân đủ loại bệnh hoạn?” (John Steinberk, nhà văn Mỹ).
5. Có thấy được Vương quốc Thiên Chúa nơi Giáo Hội không?
Hội Thánh hiện hữu “để không gian này có thể được tạo nên thế giới cho Thiên Chúa, để Ngài có thể cư ngụ ở đó, nhờ vậy thế giới có thể trở thành “Vương quốc” của Ngài (Joseph Ratzinger). Với sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô, Vương quốc Thiên Chúa đã thực sự khởi đầu trên thế giới này. Bất cứ nơi đâu các bí tích được cử hành, thì thế giới cũ của tội lỗi và sự chết bị tiêu diệt tận gốc rễ và được biến đổi. Một sáng tạo mới bắt đầu; Vương quốc Thiên Chúa trở nên hữu hình. Tuy vậy, nếu các Kitô hữu không thể hiện sự sống mới đã được ban cho họ thành hành động thiết thực, thì các bí tích chỉ là các dấu chỉ trống rỗng. Người ta không thể vừa đi lãnh nhận Bánh Thánh lại vừa từ chối cho kẻ khác cơm bánh. Các bí tích mời gọi chúng ta có được một tình yêu sẵn sàng “đi ra khỏi chính mình và đi tới những vùng ngoại vi, không chỉ theo nghĩa địa lý mà còn theo nghĩa hiện sinh: được tỏ lộ trong huyền nhiệm tội lỗi, đau khổ, bất công và dốt nát, dửng dưng với tôn giáo, các trao lưu tư tưởng và mọi cảnh nghèo khổ. (diễn văn của Hồng Y Bergoglio tại tiền mật nghị hồng y bầu GH).
Tâm niệm: “Giáo Hội phục vụ những người nghèo khổ không phải vì họ là người Công giáo, nhưng bởi vì chúng ta là người Công Giáo” (ĐGM Fulton J. Sheen).
1. "Công ích" nghĩa là gì?
Công Đồng Vatican II diễn tả công ích là "toàn bộ những điều kiện của đời sống xã hội cho phép những tập thể hay những phần tử riêng rẽ có thể đạt tới sự hoàn hảo riêng một cách đầy đủ và dễ dàng hơn" (GS 26). Mục tiêu của cá nhân là đạt được lợi ích. Mục tiêu của xã hội là công ích. "Thật vậy, có thể hiểu công ích như là chiều kích xã hội và cộng đồng về điều thiện luân lý." (Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội 164). Công ích đề cập đến lợi ích của hết mọi người và lợi ích của của toàn bộ con người. Trước nhất, công ích đòi hỏi các thành phần chính phủ phải hoạt động theo đúng qui trình trật tự, như được thấy ở một nước có hiến pháp. Kế đến, phải quan tâm duy trì các phương tiện tự nhiên để sinh sống. Trong khuôn khổ này là các quyền của mọi người được có thực phẩm, chỗ ở, y tế, việc làm và được học hành. Ngoài ra, còn phải được tự do tư tưởng, tự do hội họp, và tự do tôn giáo. Các đòi hỏi ở đây về công ích phần nào trùng hợp với các đòi hỏi về các quyền phổ quát của con người.
Tâm niệm: “Bất cứ điều tốt nào xảy ra trên trái đất này thì đều có ai đó đã làm nhiều hơn việc mình phải làm. Chẳng ai có thể làm cho tôi điều lợi ích mà tôi chưa làm như vậy” (Hermann Gmeiner).
2. Công ích có ý nghĩa gì với người nghèo?
Người nghèo phải được xem là trọng tâm của Giáo Hội, nếu không thì Giáo Hội phản bội lại sứ mệnh của mình. Trong HCMV Niềm Vui và Hy Vọng của Công Đồng Vatican II nói về sự chọn lựa ưu tiên dành cho người nghèo (GS 1). Từ Hiến Chế này dẫn đến các nghĩa vụ xã hội trọng tâm của cá nhân và của toàn thể Giáo Hội phải quan tâm đến các nhu cầu của con người, đặc biệt là những người đang ở những vùng bên lề xã hội. Tám Mối Phúc Thật trong Bài Giảng Trên Núi, sự khó nghèo của chính Chúa Giêsu, và sự yêu thương quan tâm của Người với người nghèo cho chúng ta thấy con đường ấy. Việc ủng hộ giúp đỡ những người bị thiệt thòi, bị gạt ra bên lề là một mệnh lệnh trực tiếp của Chúa Giêsu: "mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy" (Mt 25:40). Tuy thế, Chúa Giêsu cũng cảnh tỉnh quan điểm theo ý thức hệ cho rằng chúng ta hoàn toàn có thể loại trừ hết đói nghèo trên thế giới (Mt 26:11). Điều này chỉ có thể xảy ra khi Chúa Kitô Đến Lần Thứ Hai.
Tâm niệm: “Thế giới có đủ cho nhu cầu của hết mọi người, nhưng không đủ cho lòng tham của mọi người” (Mahatma Gandhi).
3. Làm sao có thể chia sẻ được trách nhiệm mà không ỷ lại?
Bằng cách tham gia. Sự tham gia của công dân là nền tảng của dân chủ, do đó cũng quan trọng đối với các Kitô hữu. Kitô hữu thể hiện tình liên đới bằng việc tìm cách tham gia vào xã hội dân sự và tác động đến vận mệnh của xã hội. Bằng cách này, họ để ý đến trách nhiệm của mình phải định hướng phát triển thế giới. Khả năng tham gia phải được bảo đảm cho hết mọi công dân để tạo được điều gọi là cơ hội tham gia công bằng (xem bên dưới).
Tâm niệm: “Trách nhiệm đối với bản thân là gốc rễ của tất cả trách nhiệm” (Mạnh Tử, nhà hiền triết Trung Hoa).
4. Tại sao Giáo Hội thực hành tình liên đới?
Một Giáo Hội tỏ ra không có tình liên đới thì sẽ hóa thành mâu thuẫn với chính danh của mình. Giáo Hội là nơi Thiên Chúa liên đới trường cửu với nhân loại. Trong sự hiệp thông của Giáo Hội, tình yêu Thiên Chúa phải được tiếp diễn nơi con người và cuối cùng là vươn đến toàn thể nhân loại. Giáo Hội là nơi Thiên Chúa muốn qui tụ tất cả mọi người: “Nầy, Thiên Chúa ở cùng nhân loại.” (Kh 21: 3). Giáo Hội là “dấu chỉ và khí cụ của sự kết hiệp thật mật thiết với Thiên Chúa và là sự hiệp nhất của toàn thể nhân loại” (LG 1). Qua Giáo Hội của Người, theo gương Chúa Giêsu, Giáo Hội thể hiện tình liên đới với những người cô thế, những nạn nhân của bất công, và người nghèo trong mỗi thời đại của Giáo Hội, Thiên Chúa cất công đến với tất cả mọi dân tộc, và mọi nền văn hóa và giúp đỡ họ. Bất cứ khi nào con người cố gắng hình thành một thế giới nhân đạo hơn, thì Thiên Chúa đứng về phía họ. Do đó, Giáo Hội thể hiện tình liên đới với tất cả những ai muốn chung phần tạo cho con người nơi trần thế nhận ra khuôn mặt cứu độ của Thiên Chúa.
Tâm niệm: “Nam cũng như nữ, chúng ta cùng chung trên một con tàu giữa biển phong ba bão tố. Chúng ta đều có nghĩa vụ phải thành tâm với nhau dù giữa chốn gian nan thử thách” (G.K Chesterton (1874-1936).
5. Nguyên tắc liên đới có hàm ý gì?
Nguyên tắc liên đới diễn tả chiều kích xã hội của con người. Không ai có thể chỉ sống cho riêng mình; họ lúc nào cũng phải nhờ đến người khác, và không chỉ nhận được sự trợ giúp thiết thực, mà còn để có người trò chuyện, để trưởng thành đi tới sự hiểu biết các ý tưởng, lý luận, nhu cầu và ước muốn của người khác, và để có thể phát triển tính cách của mình hoàn thiện hơn.
Tâm niệm: “Chúng ta học bay như chim trên trời, chúng ta học bơi như cá dưới biển, song chúng ta chưa học đi trên đất như anh chị em” (Martin Luther King).
6. Đối với tín hữu, lý do cơ bản nhất để thực thi tình liên đới là gì?
Là vì tình liên đới của Chúa Giêsu. Không ai từng thực thi tình liên đới tuyệt vời hơn Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã đến như dấu chỉ sống động của tình liên đới của Thiên Chúa với nhân loại, mà con người không thể tự cứu mình. Con Thiên Chúa không chỉ công bố tình liên đới của mình với tất cả nhân loại, Người thậm chí còn hy sinh mạng sống cho chúng ta. Sự hiến thân hoàn toàn vì lợi ích của người khác như vậy diễn tả tình liên đới và tình yêu tuyệt đỉnh, sự tận hiến này phải trở nên tiêu chuẩn cho hành động Kitô giáo.
Tâm niệm: “Bản chất sâu xa nhất của tình yêu là quên mình” (Edith Stein). “Công bằng mà không thương xót thì thiếu bác ái; thương xót mà không công bằng thì làm thành hư hỏng” (Friedrich Von Bodelschwingh)
7. Ta phải dùng cải của trái đất này như thế nào?
Thiên Chúa đã dựng nên thế giới này cho hết mọi người. Với sự cộng tác của con người, trái đất sản sinh của cải và mang lại các vụ thu hoạch. Về nguyên tắc, mọi người đều nên được tùy nghi sử dụng của cải mà không được đối xử ưu đãi thiên vị và phải đáp ứng vì lợi ích của mọi người. Mọi người đều có quyền hưởng những gì cần thiết cho họ, mà không ai được từ chối giúp họ, dù biết là mình có quyền tư hữu tài sản và của cải thì bao giờ cũng có kẻ nhiều người ít khác nhau. Bất cứ khi nào có người dư thừa mà kẻ khác lại thiếu những nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống, thì tình trạng này không chỉ cần đến lòng bác ái mà hơn hết là sự công bằng.
Tâm niệm: “Khi tôi cho người nghèo của ăn, họ gọi tôi là thánh. Khi tôi hỏi tại sao họ nghèo, họ gọi tôi là người cộng sản” (TGM Dom Hélder Camara).
1. Khi nói về con người, chúng ta muốn nói điều gì?
Với từ "người", ta diễn tả một sự thật rằng mỗi con người có một phẩm giá bất khả xâm phạm. Con người được dựng nên theo hình ảnh của → Thiên Chúa (St 1:27). Vì vậy, con người là một thụ tạo của Thiên Chúa, biểu hiện chính Đấng Tạo Hóa mình trong công trình sáng tạo. Con người là "thụ tạo duy nhất ở trần gian được Thiên Chúa dựng nên vì chính họ" (GS 24). Là con người được Thiên Chúa dựng nên, con người không phải là sự vật, mà là người và vì thế có giá trị độc đáo. Là người, con người có khả năng tự nhận thức và suy tư về chính mình, tự do đưa ra quyết định và tham gia vào cộng đồng cùng với những người khác. Và con người được kêu gọi đáp lại Thiên Chúa bằng đức tin. Quả thực, con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, cho nên cũng có nghĩa là bao giờ con người cũng luôn tương quan với Thiên Chúa và có thể phát triển trọn vẹn tiềm năng nhân vị của mình chỉ trong Thiên Chúa.
Tâm niệm: “Hình ảnh Thiên Chúa (Latinh: imago dei): Học thuyết xã hội này miêu tả theo Kinh Thánh (St 1,26-27) Vị trí nổi bật của con người trong tất cả các thụ tạo: con người là sinh vật có thể tương giao với Thiên Chúa. Trong tận bản tính sâu thẳm của mình, con người là một sinh vật có xã hội tính” (Gaudium Et Spes, 12).
2. Tại sao mỗi người là một sinh vật có xã hội tính?
Con người chỉ có thể tồn tại và phát triển với sự giúp đỡ của những người khác. Con người không những cần phải sống trong mối tương quan tốt với Thiên Chúa, mà người ta còn phải biết sống giữ gìn thận trọng mối giao hảo với những người khác. Điều này bắt đầu từ trong gia đình, rồi sau đó ảnh hưởng đến nhóm bạn hữu của mình và cuối cùng, ảnh hưởng đến cả xã hội nữa. Sự thật, nền tảng của chiều kích xã hội của con người là người ta được dựng nên thành người nam và người nữ (St 2:23). Ngay từ đầu, người nam và người nữ có cùng một phẩm giá. Bằng sự giúp đỡ và bổ túc cho nhau, họ có thể đương đầu với cuộc sống. Thiên Chúa làm cho sự hiệp nhất yêu thương giữa người nam và người nữ trổ sinh hoa trái khi được ban cho con cái. Đây là lý do tại sao gia đình là tế bào cơ bản của mọi xã hội.
Tâm niệm: “Chúng ta công nhận rằng các sự thật hiển nhiên này là mọi người được dựng nên đều bình đẳng, được Đấng Tạo Hóa phú ban các quyền bất khả xâm phạm, trong các quyền này là quyền Sống, quyền Tự Do và quyền mưu cầu Hạnh Phúc” (Tuyên ngôn Độc lập của 13 thuộc địa thành lập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ).
3. Sự hợp nhất của con người chứa đựng điều gì?
Con người có thân xác và linh hồn, nhưng đây không phải là các thực thể riêng biệt mà là một thực thể đơn nhất. Con người lúc nào cũng là sự hợp nhất gồm cả xác và hồn. Chủ nghĩa duy vật coi linh hồn chỉ như một chức năng đơn thuần của cơ thể vật chất; ngược lại, chủ nghĩa duy linh lại đánh giá linh hồn quá cao đến độ xem nhẹ thân xác. Giáo Hội bác bỏ cả hai niềm tin sai lầm này. Thân xác người ta không phải là nhà tù của linh hồn, và linh hồn là phần thiết yếu của con người sống động. Nhờ vào thân xác của mình, con người được nối kết với trái đất, cho nên là một phần của thế giới tự nhiên. Với linh hồn thiêng liêng của mình, con người không những tìm thấy căn tính cá nhân của mình ("cái tôi" của mình), mà linh hồn còn chiêm ngắm Thiên Chúa và được Ngài mãi mãi nhìn đến. Linh hồn là bất tử. Nhưng cũng không bao giờ được xem thường thân xác, vì thân xác được Thiên Chúa dựng nên thành hữu thể tốt đẹp và thân xác được cho sống lại vào ngày tận thế. Chúa Giêsu nhận ra những đau khổ nơi thân xác của con người và chữa lành họ. Con người cùng một lúc vừa là hữu thể thần linh vừa là hữu thể vật chất.
Tâm niệm: “Đừng bỏ bê linh hồn của riêng bạn. Nếu linh hồn bạn bị lãng quên, thì bạn không thể cho người khác những gì bạn có bổn phận phải cho họ. Đó là lý do tại sao bạn cũng phải dành thời gian cho chính mình, cho linh hồn của bạn” (T. Charles Borromeo).
4. Điều gì làm cho mỗi người trở thành độc đáo?
Mỗi con người đều độc đáo hoặc duy nhất vì mỗi người được dựng nên không thể bị trùng lặp, bởi Thánh ý Thiên Chúa và tình yêu của Ngài, và con người được cứu chuộc bằng tình yêu còn lớn lao hơn nữa. Điều này cho chúng ta thấy con người có phẩm giá cao quí biết bao, và phải nhìn nhận mọi người hoàn toàn nghiêm túc và đối xử với họ bằng sự tôn trọng ưu tiên trên hết quan trọng đến thế nào. Các chế độ chính trị và các thể chế cũng phải đáp ứng các đòi hỏi như vậy trong thực tế. Họ không chỉ phải tôn trọng sự tự do và phẩm giá của con người, mà còn phải đóng góp cho sự phát triển toàn diện của mọi người. Một cộng đồng không được phép loại trừ các cá nhân hoặc toàn bộ các nhóm ra khỏi sự phát triển.
Tâm niệm: “Nhận ra người khác là nhận ra sự thiếu thốn đói khát. Nhận ra người khác là biết cho đi. ... Chỉ lúc cho đi hay từ chối tôi mới có thể nhận ra cái nhìn của người lạ, của góa phụ và của trẻ mồ côi” (Emmanuel Levinas).
5. Tin Mừng có đồng nghĩa với trợ giúp phát triển không?
Trợ giúp phát triển và loan báo Tin Mừng phải đi đôi với nhau. Cùng với Phụng vụ và loan báo Tin Mừng, còn có việc bác ái – tình yêu thương thiết thực đối với tha nhân, là một trong ba hoạt động cơ bản của Giáo Hội. Nếu Giáo Hội chỉ loan báo Tin Mừng trong khi dửng dưng với các điều kiện sống khốn khổ của con người, thì Giáo Hội đó sẽ phản bội Chúa Giêsu, Người đã chấp nhận chữa lành cả thể xác lẫn linh hồn của con người, nam cũng như nữ trong tình trạng cá biệt và nhu cầu xã hội của mỗi cá nhân họ. Nhưng nếu Giáo Hội chỉ cổ võ phát triển xã hội của con người thôi, mà quên đi việc kêu gọi con người hiệp thông đời đời với Chúa thì Giáo Hội sẽ hướng số phận cuộc đời con người đi đến chỗ lầm lạc, và Giáo Hội cũng sẽ coi nhẹ giá trị đời sống Kitô hữu là chi thể của Chúa Kitô trong vận mệnh xã hội của họ. Tách sứ điệp xã hội của Tin Mừng ra khỏi sứ điệp đức tin của Tin Mừng thì cũng chẳng khác nào chia tách Tin Mừng ra làm hai.
Tâm niệm: ”Sao người ta có thể loan báo giới răn mới [đức ái] mà lại không cổ võ sự thăng tiến đích thực của con người trong công lý và hòa bình?” (Tông huấn Evangelii Nuntiandi, số 31).
6. Học thuyết xã hội và đức tin có liên quan thế nào?
Không phải ai hoạt động xã hội hoặc tham gia chính trị cũng đều là Kitô hữu. Nhưng một người hầu như khó có thể xưng mình là Kitô hữu nếu người ấy không dấn thân vào xã hội. Tin Mừng dẫn dắt con người cách triệt để đến chỗ dấn thân bằng tình yêu thương, công lý, tự do và hòa bình. Khi Chúa Giêsu công bố về Nước Thiên Chúa đã đến, Người không chỉ chữa lành và cứu sống các cá nhân nào đó thôi, mà hơn thế, Người còn bắt đầu thành lập một cộng đồng mới – một vương quốc của công lý và hòa bình. Trong tình trạng ấy chắc chắn chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể kiện toàn vương quốc này. Tuy nhiên, các Kitô hữu phải cùng hoạt động để kiến tạo nên một xã hội tốt đẹp hơn. Họ cần phải xây dựng một đô thị cho con người “có tình người hơn vì đô thi ấy phù hợp với Nước Thiên Chúa nhiều hơn” (Bản Tóm Lược Học thuyết Xã hội 63). Khi Chúa Giêsu so sánh Nước Thiên Chúa với men dần dần nó sẽ làm dậy lên cả khối bột lớn (Mt 13:33), Người có ý nói đến đường lối hoạt động mà các Kitô hữu phải thực hiện trong xã hội.
Tâm niệm: “Ai nghĩ vì mình đi nhà thờ thì là Kitô hữu là sai. Xét cho cùng, dù có đứng mãi trong gara bạn cũng chẳng thể nào thành được chiếc ôtô” (Albert Schweitzer).
7. Giáo Hội có thể can dự vào các vấn đề xã hội sâu xa đến mức nào?
Giáo Hội không có trách nhiệm thay thế cho Nhà nước và công việc chính trị. Đó là lý do tại sao Giáo Hội không đưa ra các giải pháp chuyên môn cho các vấn đề xã hội riêng biệt. Bản thân Giáo Hội không làm chính sách, mà đúng hơn là truyền cảm hứng cho các chính sách theo đúng tinh thần của Tin Mừng. Trong các thông điệp xã hội của Giáo Hội, các Đức Giáo Hoàng đã khai triển các chủ đề trọng tâm như: tiền lương, tài sản, và công đoàn, những điều được cho là cần thiết để giúp xây dựng một xã hội công bằng. Tuy vậy, các Kitô hữu giáo dân là thành phần thích hợp nhất nên tham gia cách cụ thể vào đời sống chính trị. Hơn nữa, nhiều Kitô hữu cam kết dấn thân cho lý tưởng Kitô giáo và đưa các sáng kiến thực tiễn vào các công đoàn, các nhóm, và các hiệp hội để vận động cho các mục đích xã hội cụ thể, ví dụ, giúp đỡ người tị nạn hay bảo vệ công nhân.
Tâm niệm: “Khi họ đến điệu những người Cộng sản đi, tôi chẳng nói gì, vì tôi không phải là Cộng sản. Khi họ đến lùng bắt các đảng viên Dân chủ Xã hội đem đi, tôi chẳng nói gì, vì tôi không phải là người theo đảng Dân Chủ Xã Hội. Khi họ đến lôi những người hoạt động công đoàn đem đi, tôi chẳng nói gì, vì tôi không phải là đoàn viên công đoàn. Khi họ đến áp giải tôi đi, thì chẳng còn ai để có thể phản đối” (Martin Niemöller).
---o0o---
1. Tự do có ý nghĩa gì?
Tự do đặt con người lên trên loài vật và theo nghĩa nào đó, thậm chí còn làm cho con người giống hình ảnh Thiên Chúa. Sự tự do đích thực không phải là khả năng có thể chọn bất cứ cái gì mình muốn, thiện hay ác, mà đúng hơn là khả năng chọn điều tốt. Chỉ có con người tự do mới có thể chịu trách nhiệm. Là con người tự do khiến cho con người độc đáo. Trong phạm vi khả năng, người ta có thể tự do lựa chọn nghề nghiệp và ơn gọi của mình; con người có thể đi đây đi đó, chọn cái này hoặc để cái kia qua một bên. Đó là quyền cơ bản của con người mà việc thực hiện quyền này không được hạn chế mà không có lý do hợp lý. Với sự tôn trọng quyền tự do ngôn luận, con người phải được nói lên tư tưởng tôn giáo, chính trị và văn hóa của riêng họ cách tự do. Mọi người đều có thể tự do bày tỏ ý kiến của riêng mình. Để điều này xảy ra được, cần phải có một trật tự pháp lý nhằm bảo đảm sự tự do của con người và bảo vệ điều này không bị sức ép của người khác lạm dụng quyền tự do.
Tâm niệm: “Điều lớn lao nhất được ban cho con người là sự lựa chọn, đấy là tự do” (Soren Kierkegaard).
2. Con người cần tự do đến mức nào?
Tự do là một giá trị cơ bản. Được tự do và hành động một cách tự do là quyền căn bản của con người. Chỉ khi tôi tự do quyết định tôi mới hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Chỉ con người tự do mới có thể hướng đến Thiên Chúa trong yêu mến và đáp lại với Ngài. Chỉ trong tự do con người mới có thể định hướng phát triển cuộc sống xã hội và cá nhân của mình. Tự do của con người không biết bao lần bị giới hạn bởi những hoàn cảnh chính trị, xã hội, tài chính, pháp luật, hoặc thậm chí cả văn hóa. Đó là sự bất công lớn đã tước đoạt sự tự do của con người hay hạn chế sự tự do ấy một cách bất công; tình trạng này làm tổn thương phẩm giá con người và cản trở con người phát triển nhân bản.
Tâm niệm: “Tự do là tự do nói rằng hai cộng hai bằng bốn. Khi tự do được công nhận, thì mọi thứ khác sẽ có theo” (George Orwell).
3. Con người tự do thế nào?
Con người tự do, nhưng sự tự do của con người có mục đích. Về cơ bản sự tự do tồn tại để ta có thể làm cho những gì thực sự thiện ích với sự hiểu biết và ý chí tự do của mình. Về phương diện này, tự do được định hướng theo các luật tự nhiên và trật tự sáng tạo (= theo cách thế Thiên Chúa sắp đặt cho thế giới theo ý định của Ngài). Nhờ vào lương tâm của mình người ta có thể biết được sự thật đâu là thiện, đâu là ác. Đúng hơn, lương tâm giống như tiếng nói của sự thật trong con người, luật tự nhiên được khắc ghi trong tâm khảm của tất cả mọi người (Rm 2,15). Nhờ vào lý trí, người ta nhận thức được theo lương tâm của mình những giá trị nào luôn luôn tốt đẹp. Lương tâm có thể biết chắc rằng lừa dối, trộm cắp, giết người thì không bao giờ là điều thiện. Tuy nhiên, lương tâm cũng có thể sai lầm. Sự tự do không phải lúc nào cũng ngả về phía những gì là tốt lành đích thực, nhưng thường vì ích kỷ người ta chỉ muốn những gì có vẻ là tốt đẹp bên ngoài. Đó là lý do vì sao lúc nào ta cũng phải thao luyện lương tâm của mình để chính chúng ta được lương tâm hướng đến những giá trị thực sự. Tự do cũng cần phải được Chúa Kitô giải thoát để có thể thực thi những điều thiện hảo đích thực.
Tâm niệm: “Lương tâm mà không có Thiên Chúa sẽ thành một thứ gây kinh hoàng” (FYODOR M. DOSTOEVSKY).
4. Công bằng là gì?
Công bằng là quyết tâm "trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa và trả cho tha nhân những gì thuộc về tha nhân" (GLCG 1807).
Tâm niệm: “Sự thật không tuân theo người ta, mà đúng hơn người ta phải tuân theo sự thật” (MATTHIAS CLAUDIUS, thi sĩ Đức)
5. Có những loại công bằng nào?
Công bằng phân phối là mối quan hệ của cộng đồng với các thành viên của nó. Loại công bằng này chia phần công bằng cho từng người hoặc từng nhóm. Công bằng pháp lý là mối quan hệ của các thành viên với cộng đồng. Loại công bằng này đòi hỏi mỗi thành viên của cộng đồng đóng góp phần của mình thích hợp. Công bằng giao hoán là mối quan hệ giữa những người ngang hàng: người bán hàng sẽ nhận được giá cả hợp lý cho hàng hóa của họ. Loại công bằng này hướng dẫn việc phân phối hàng hóa thông qua thị trường thế giới. Tất cả các loại công bằng này tạo nên công bằng xã hội. Đấu tranh cho công bằng xã hội là một phần khai triển quan trọng về công bằng pháp lý. Trong khi công bằng pháp lý liên quan với việc tuân thủ luật pháp và chính phủ thực hành chức năng theo pháp luật, thì công bằng xã hội đưa ra các vấn đề xã hội nói chung để được xem xét. Của cải trái đất này phải được phân chia công bằng. Sự chênh lệch bất công giữa các cá nhân phải được bù đắp cân xứng. Hơn nữa, phẩm giá của con người phải được tôn trọng. Đặc biệt là trong các vấn đề kinh tế, con người không thể bị hạ thấp bằng với giá trị hữu dụng của họ hay bằng với giá trị tài sản của họ. Các chính sách phục vụ cho sự nghiệp hòa bình phải mang lại công bằng theo nghĩa toàn diện, chính xác là khi có vấn đề phân phối hàng hóa công bằng (GS 29). Việc phân phối hàng hóa thông qua thị trường thế giới phải được hướng dẫn bởi điều gọi là công bằng giao hoán: người bán hàng sẽ nhận được: một mức giá phù hợp cho hàng hóa của họ.
Tâm niệm: “Công bằng là phải trả cho người ta cái của họ và không tham của người; công bằng là xem nhẹ cái lợi riêng để giữ công bằng cho hết mọi người” (THÁNH AMBRÔSIÔ MILAN, Tiến Sĩ Hội Thánh).
6. Tại sao chỉ công bằng thì chưa đủ?
Tình yêu thì nhiều hơn công bằng, vì tình yêu thì "nhẫn nhục" và "hiền hậu" (1 Cr 13: 4). Ngoài công bằng còn cần có lòng nhân từ để xã hội thực sự có tình người. Công bằng xã hội chưa đủ cho cuộc sống chung với nhau, công bằng pháp lý lại càng ít hơn nữa, vì không có pháp luật nào có thể tạo ra được thiện chí giữa con người với nhau. Công bằng pháp lý chỉ có thể trừng phạt tội phạm chống lại phẩm giá con người và giúp giáo dục đức hạnh, nhưng bác ái xã hội phát sinh các sức mạnh sáng tạo vì công ích, do đó, vì lợi ích toàn diện của hết mọi người. Điều này bao gồm các cấu trúc công bằng cho phép có chỗ cho lòng thương xót. Tuy nhiên, lòng thương xót không thể như công bằng được, vì công bằng cần phải có luân lý cơ bản. Lòng thương xót người ta chỉ cần kêu xin, còn công bằng thì người ta phải đòi hỏi.
Tâm niệm: “Sẽ không có hòa bình nếu không có tự do, sẽ không có tự do nếu không có công lý, sẽ không có công lý nếu không có tình yêu” (DAN ASSAN).
7. Giáo Hội nói gì về vấn đề phân biệt đối xử với người khuyết tật?
Công bằng xã hội theo học thuyết xã hội của Giáo Hội nhìn nhận, thì chỉ đạt được khi tất cả mọi người trong xã hội có thể tham gia vào các hoạt động trọng tâm về xã hội, kinh tế, chính trị, và văn hóa trong cuộc sống. Các hình thức phân biệt đối xử loại trừ bất cứ người nào tham gia vào các hoạt động này đều là điều bất công. Do đó, nhiệm vụ của Nhà nước và xã hội cũng phải tạo điều kiện để bảo đảm sự tham gia của người khuyết tật. Suy cho cùng, phẩm giá của con người không phụ thuộc vào thân xác và khả năng trí tuệ, và sự tôn trọng đối với một người không thể được định đoạt dựa trên thành tích hoặc hiệu quả.
8. Nhân quyền là gì?
Nhân quyền là quyền khẳng định những điều chúng ta xứng đáng được hưởng, vì bản chất của chúng ta là con người. Các quyền có thể không có được nếu những người khác không bị ràng buộc tôn trọng các quyền ấy, và điều ràng buộc họ chính là pháp luật. Vì vậy, các quyền, các nghĩa vụ và pháp luật có quan hệ với nhau. Theo lời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Liên Hiệp Quốc, 1948) là: "một mốc lịch sử thực sự trên con đường thăng tiến luân lý của nhân loại" (02/10/1979).
Tâm niệm: “Nhân quyền sẽ càng được tôn trọng nhiều hơn, chứ không ít đi nếu các quyền này có thể được coi là quyền thiêng liêng” (G.K. CHESTERTON).
9. Cụ thể nhân quyền là những quyền gì?
Nhân quyền cơ bản là quyền được sống, quyền này có ngay từ lúc mới thụ thai, vì từ thời điểm đó sinh linh mới đã ở tình trạng của một người riêng biệt. Một quyền con người khác là quyền tự do ngôn luận. Kế đến, là quyền kiếm sống cho bản thân và gia đình bằng công việc của mình mà không ai có thể bị từ chối. Quyền kết hôn và lập thành một gia đình, quyền có con và đích thân nuôi con cái, cũng là một quyền của con người. Quyền tự do chọn tôn giáo và thực hành tôn giáo là một quyền con người rất quan trọng, và không được có bất kỳ sự ép buộc nào trong các công việc thuộc tôn giáo.
Tâm niệm: “Khởi từ niềm xác tín rằng có một Thiên Chúa Đấng Tạo Hóa, đã gợi nên ý tưởng về nhân quyền, ý tưởng về sự bình đẳng của mọi con người trước luật pháp, sự nhìn nhận về tính bất khả xâm phạm nhân phẩm ở mỗi con người và sự hiểu biết về trách nhiệm của mọi người đối với các hành động của họ” (ĐGH BÊNÊĐICTÔ XVI).
10. Quyền và nghĩa vụ liên quan với nhau như thế nào?
Một người hưởng dùng nhân quyền thì đồng thời cũng phải thừa nhận nghĩa vụ và trách nhiệm đối với người khác. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII nêu ý kiến trong thông điệp Hòa Bình Trên Thế Giới (Pacem in Terris, 30): "Chỉ biết đòi quyền lợi không, mà quên những nghĩa vụ của mình, hay không chu toàn những nghĩa vụ đó, thì giống như dùng tay này xây dựng ngôi nhà mà tay kia lại phá đi."
1. Lao động có ý nghĩa gì đối với con người?
Có thể làm việc, có việc làm và có thể hoàn thành một cái gì đó cho chính mình và cho người khác là nguồn hạnh phúc lớn lao đối với nhiều người. Bị thất nghiệp, không được ai cần đến, sẽ khiến người ta cảm thấy bị mất đi phẩm giá. Qua công việc con người phát triển các thiên hướng, năng khiếu của mình và tham gia vào phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa. Công việc đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch của Thiên Chúa. Thiên Chúa truyền cho con người thống trị mặt đất (St 1:28) để bảo vệ và vun trồng trái đất này. Lao động có thể là sự phục vụ có giá trị cho đồng loại của mình. Thậm chí còn hơn nữa: vun trồng cho trái đất cách bền vững và sáng tạo để phát triển tiềm năng hơn nữa của nó, làm cho con người nên giống như Đấng Tạo Hóa. Làm các nhiệm vụ đơn giản cách tốt đẹp, cũng còn kết hiệp con người với Chúa Giêsu, chính Người là một người lao động.
Tâm niệm: “Ngay từ khởi thủy lao động của con người là huyền nhiệm sáng tạo” (Thánh GH Gioan Phaolô II).
2. Lao động có phải là một nghĩa vụ không?
Thiên Chúa dựng nên trái đất và để trái đất như quà tặng quý giá cho con người. Như Kinh Thánh mô tả, lao động của con người là sự đáp lại lòng biết ơn phù hợp với quà tặng này. Cho nên khi con người theo đuổi nghề nghiệp của mình, ngay khi còn bé đã đi học, rồi thanh niên lớn lên lại được học tập, đào tạo để chuẩn bị cho công việc sau này, thì đấy không chỉ là chuyện để có thể kiếm sống cho riêng họ. Qua lao động, con người có được đặc quyền góp phần vào sự phát triển tích cực của thế giới. Vì vậy, bằng cách nào đó con người tham gia vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa.
Tâm niệm: “Nếu một người được kêu gọi làm phu quét đường, thì người ấy nên quét đường y như cách Michelangelo vẽ tranh, hoặc Beethoven sáng tác nhạc hay Shakespeare làm thơ. Người ấy nên quét đường cho thật tốt đến độ tất cả các thiên binh trên trời dưới đất phải dừng lại để nói rằng: "Nơi đây đã từng có một người quét đường vĩ đại, người ấy đã làm thật tốt công việc của mình" (Martin Luther King).
“Lao động là một lợi ích của con người – một lợi ích cho nhân tính của họ - bởi vì, nhờ lao động, không những con người biến đổi thiên nhiên bằng cách ứng dụng nó vào nhu cầu của riêng họ, mà con người còn đạt được sự viên mãn với tư cách là con người và hiểu theo ý nghĩa nào đó, “họ trở nên người hơn” (Thánh GH Gioan Phaolô II)
3. Chúa Giêsu xem lao động như thế nào?
Chúa Giêsu "giống chúng ta về mọi phương diện ngoại trừ tội lỗi" (Công đồng Chalcedon, 451 SCN, trích dẫn Dt 4:15; x. GLCG 467). Chúa Giêsu sống giữa những ngư phủ, nông dân, thợ thủ công và chính Người đã học nghề và sau đó lao động bằng nghề thợ mộc trong xưởng của Thánh Giuse cho đến khi Chúa Giêsu ba mươi tuổi. Trong các dụ ngôn của mình, Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh từ trong cuộc sống làm ăn buôn bán. Trong bài giảng, Người khen các gia nhân biết đầu tư tài năng của họ, trong khi Người trách các đầy tớ lười biếng chôn vùi tài năng của họ (xem Mt 25: 14-30). Ở trường học, người ta được đào tạo chuyên môn, rồi sau này đi làm việc, và dường như lao động thường là một bổn phận khó nhọc. Chính trong lao động chúng ta có thể học được điều này ở Chúa Giêsu và cùng với Người vác thập giá mình mỗi ngày để theo Người, Chúa Giêsu đã vác Thánh giá để cứu chuộc chúng ta.
Tâm niệm: “Nếu lao động là điều quan trọng nhất, thì sẽ không có ý nghĩa trong cuộc sống đối với người khuyết tật, chẳng còn giá trị gì đối với người già, và sẽ chưa có giá trị chi đối với trẻ con” (NORBERT BLÜM, chính trị gia người Đức).
4. Lao động và sự nghiệp thành công liên quan đến mục đích thực sự của đời người thế nào?
Lao động là một phần của cuộc sống, nhưng nó không phải là cuộc sống. Đây là một điểm khác nhau đặc biệt quan trọng. Ngày nay, nhất là ở các nước phát triển cao trên thế giới, có rất nhiều người dường như chỉ sống cho công việc của họ. Đối với họ, làm việc giống như cơn nghiện, do đó những người này được gọi là người nghiện việc. Chúa Giêsu cảnh tỉnh mọi người đừng để cho chính mình bị nô lệ cho công việc như thế. Mục đích của đời người không phải là để tích lũy tiền bạc hoặc kiếm danh tiếng, nhưng để đạt được cuộc sống vĩnh cửu với Thiên Chúa bằng lời cầu nguyện, bằng việc thờ phượng, và hành động yêu thương tha nhân. Chừng nào lao động của con người còn phụ thuộc vào mục đích này, thì nó là một phần của đời sống Kitô hữu. Nhưng khi lao động trở nên cứu cánh của chính nó và làm lu mờ mục đích hiện hữu đích thật của con người, thì tầm quan trọng của lao động bị phóng đại quá mức. Tuy nhiên, nhiều người phải làm dăm ba việc và chịu khó làm để nuôi sống gia đình họ. Như vậy, là họ đang làm để phục vụ cho gia đình, nên công việc họ làm được Thiên Chúa phúc phúc.
Tâm niệm: “Điều làm ta mệt mỏi là việc ta bỏ bê, chứ không phải việc ta làm” (MARIE VON EBNER- ESCHENBACH (1830-1916).
5. Hoạt động kinh tế và đạo đức có liên quan với nhau như thế nào?
Kinh tế hoạt động theo các qui luật riêng của nó. Kinh tế thị trường là một hình thái kinh tế, mà ngày càng được chấp nhận trên toàn thế giới. Kinh tế thị trường giống như trong “thương trường” thực sự: nhà cung cấp và người tiêu dùng gặp nhau, đàm phán tự do với nhau về giá cả, số lượng và chất lượng của sản phẩm. Kinh tế thị trường đã chứng minh là rất có hiệu quả, nhưng về mặt đạo đức, nó chỉ được chấp nhận khi là một nền kinh tế thị trường xã hội đi cùng với một Nhà nước lập hiến. Cho nên, trước tiên chính phủ phải bảo đảm ban hành các luật lệ rõ ràng, thứ hai, các điều khoản luật cũng phải dự trù đáp ứng được quyền lợi cho những người không có được gì để trao đổi ở thị trường đó, ví dụ, do bị thất nghiệp hoặc không có tiền. Hơn nữa, người ta còn có những trải nghiệm không được đối xử công bằng trong cơ chế thị trường: ví dụ như, gặp phải hoạn nạn, bệnh tật và khuyết tật. Thực tế là kinh tế hoạt động theo qui luật riêng của nó không có nghĩa là các qui luật thị trường không cần tuân theo các giới răn và lề luật của Thiên Chúa. Đạo đức là thành phần thiết yếu cho một hoạt động kinh tế được lành mạnh. Kinh doanh trái đạo đức về lâu dài cuối cùng cũng sẽ dẫn đến bất ổn về kinh tế. Đồng thời khi doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả do không tiết kiệm, ví dụ như lãng phí tài nguyên thì cũng đúng là trái đạo đức.
Tâm niệm: “Chuẩn mực đạo đức “cho đi” là có thể bỏ qua các qui luật kinh tế không phải là đạo đức mà là kiểu chủ nghĩa đạo đức vô luân” (ĐGH Benêđictô).
6. Phải chăng giàu có là "trái đạo đức"?
Không phải vậy. Giàu có thịnh vượng hơn lên có thể trở thành một mục đích đạo đức cao quý. Nhưng về phương diện đạo đức, mục đích này chỉ đạt được khi theo đuổi phù hợp sự phát triển toàn cầu của hết mọi con người trong tình liên đới; chứ không chỉ là lợi nhuận của một vài cá nhân nhờ vào tình trạng thịnh vượng tăng thêm ấy. Sự phát triển có nghĩa là sự phát triển toàn diện của con người trọn vẹn. Điều này bao gồm đức tin và gia đình, giáo dục và y tế, cùng nhiều giá trị khác. Không phải lúc nào cũng chỉ là vấn đề được hưởng thụ nhiều hơn. Theo một cách nào đó, “chủ nghĩa hưởng thụ” còn khiến cho người ta ngay cả còn nghèo nàn đi hơn
Tâm niệm: “Chừng nào mình còn “có” thì chúng ta phải cho đi, vì chúng ta cũng có một Đấng ban phát rất nhân từ” (THÁNH BRIDGET THỤY ĐIỂN, nhà thần bí và đấng đồng bảo trợ châu Âu).
7. Làm trong doanh nghiệp có thể là một ơn gọi không?
Có. Làm trong ngành thương mại và kinh doanh có thể là một ơn gọi đích thực từ Thiên Chúa: những người có trách nhiệm về lĩnh vực chuyên môn mà đặt mình vào phục vụ đồng loại và phục vụ xã hội là điều hạnh phúc cho tất cả mọi người. Thiên Chúa đã giao phó trái đất cho chúng ta: “hãy cày cấy và canh giữ đất đai”. Trong công việc, chúng ta có thể vâng theo ý muốn của Thiên Chúa và trong lĩnh vực nhỏ bé nào đó, góp phần vào việc hoàn thiện công trình sáng tạo (St 2:15ff). Nếu hành động cách ngay thẳng và yêu thương, chúng ta sẽ sử dụng được những món quà tốt đẹp của trái đất và tài năng riêng của mình cho lợi ích của đồng loại đã được Thiên Chúa giao phó cho chúng ta chăm sóc. (Mt 25: 14-30; Lc 19: 12-27).
Tâm niệm: “Cũng như giới răn “Ngươi không được giết người” đặt ra một giới hạn rõ ràng để bảo vệ giá trị của sự sống con người, ngày nay chúng ta cũng phải nói “Ngươi không được …” với một nền kinh tế loại trừ và bất bình đẳng. Một nền kinh tế như thế cũng giết chết” (ĐGH Phanxicô, EG 53).
8. Kinh Thánh nói gì về giàu nghèo?
Bất cứ ai theo Chúa Giêsu không bao giờ được quên trước tiên và quan trọng nhất là chúng ta chỉ nên lo “tích của trên thiên đàng” (Lc 12:21). Làm giàu của cải vật chất không phải là mục tiêu chủ yếu của cuộc đời Kitô hữu. Và giàu có vật chất không hẳn là hồng ân đặc biệt của Thiên Chúa. Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày” (Mt 6:11). Với lời cầu xin ấy, chúng ta xin Chúa Cha ban tất cả những gì chúng ta cần cho cuộc sống trần thế của mình. Chúng ta không cố tìm kiếm của cải xa hoa, nhưng để có được của cải cần thiết cho một cuộc sống hạnh phúc trong sự sung túc vừa phải, để nuôi dưỡng gia đình mình, để làm việc bác ái, và tham gia vào sự phát triển văn hóa và giáo dục, cũng như phát triển thêm nữa.
Tâm niệm: “Nếu bạn nghèo, bạn cần người có thể cho bạn; nếu bạn giàu, bạn cần người mình có thể cho họ” (LUDWIG BÖRNE, nhà báo Đức).
1. Hòa bình là gì?
Nhiều người nói rằng hòa bình là không có chiến tranh; những người khác cho rằng hòa bình là một trạng thái cân bằng ổn định giữa các thế lực thù địch. Tuy nhiên, các định nghĩa này là không đủ. Hòa bình là sự yên bình có trật tự, sâu xa hơn là hạnh phúc trong trật tự thiện hảo của Thiên Chúa. Loại hòa bình này là mục đích của chúng ta. Chúng ta thấy được mình trên con đường hòa bình khi chúng ta làm việc trong công bình và yêu thương tiến đến một thế giới trong trật tự theo ý muốn của Thiên Chúa. Hơn nữa, chúng ta cũng thấy được mình bên cạnh tất cả những người tìm kiếm chân lý cách ngay thẳng và chân thành, họ chăm sóc cho hạnh phúc và sự an toàn của đồng loại trong công lý, và đem tình thương của họ đến với tha nhân mà không nghĩ đến lợi ích bản thân. Đồng thời, chúng ta làm việc vì Thiên Chúa hằng hữu khi chúng ta cổ võ các quyền của tất cả mọi người và bảo vệ họ bằng mọi cách.
Tâm niệm: “Người trẻ là nguồn hy vọng cho tương lai. Sứ mệnh lịch sử của các con là xây dựng một nền văn minh tình yêu, tình huynh đệ và tình liên đới” (Thánh GH Gioan Phaolô II, Ngày Giới Trẻ Thế Giới 1995 tại Manila).
2. Tại sao cần Thiên Chúa, nếu muốn hòa bình?
Trước tiên hòa bình, bình an là một thuộc tính của Thiên Chúa trước khi hòa bình là một nhiệm vụ đối với con người chúng ta. Bất cứ ai cố gắng mang lại hòa bình mà không có Thiên Chúa là họ quên rằng chúng ta không còn sống ở thiên đường hạ giới mà chúng ta là những tội nhân. Chúng ta thiếu hòa bình trên trái đất là một dấu chỉ cho thấy sự hiệp nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại đã bị đứt đoạn. Đặc điểm của lịch sử nhân loại là bạo lực, chia rẽ, và giết chóc đổ máu. Mọi người đều khao khát bình an mà họ đã đánh mất vì tội lỗi, vì vậy, họ cũng đang âm thầm khao khát Thiên Chúa.
Tâm niệm: “Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa. Để con đem yêu thương vào nơi oán thù; để con đem thứ tha vào nơi lăng nhục; để con đem tin kính vào nơi nghi nan; chiếu trông cậy vào nơi thất vọng; để con rọi ánh sáng vào nơi tối tăm; đem niềm vui đến chốn u sầu” (Lời kinh in trên thiệp giấy năm 1913).
3. Tại sao các Kitô hữu cần phải loan truyền hòa bình?
Chúa Giêsu Kitô đã thiết lập hòa bình giữa Trời và Đất, và mở ra tất cả các cánh cửa cho cuộc sống hòa giải và niềm vui nội tâm. Nhưng sự bình an của Người không tự lan tỏa. Con người có tự do tin và chấp nhận lời kêu mời hòa giải của Thiên Chúa hay hoài nghi từ chối lời mời gọi ấy. Để đưa ra quyết định của mình, trước tiên mọi người phải được nghe lời mời gọi có Thiên Chúa sẽ có hòa bình, cả trong đời sống cá nhân cũng như giữa các nhóm hoặc các quốc gia thù địch với nhau. Họ có thể biết được điều này nếu họ gặp được những người đã được hòa giải: những người không đánh lại, không trả thù, không sử dụng bạo lực. Chia sẻ Tin Mừng bình an bằng lời nói và hành động để tạo ra sự khởi đầu và ngày càng gia tăng hòa bình đích thực
Tâm niệm: “Trước những nguy hiểm mà nhân loại sống trong thời đại của chúng ta, bổn phận của tất cả những người Công giáo là gia tăng sự loan báo và làm nhân chứng cho “Tin Mừng Hòa Bình” trên khắp thế giới và chứng tỏ rằng sự nhìn nhận chân lý trọn vẹn của Thiên Chúa là điều kiện tiên quyết và thiết yếu để củng cố chân lý của hòa bình” (ĐGH Benêđictô XVI, Sứ điệp Ngày Thế Giới Hòa Bình 2006).
4. Tại sao Kitô hữu phải dấn thân xã hội?
“Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:8), và “Bác ái là tâm điểm trong giáo huấn của Giáo Hội về xã hội” (ĐGH Bênêđictô XVI, CiV 2). Tuy nhiên, là Kitô hữu còn có nghĩa nhiều hơn là chấp nhận các xác tín và các giá trị đặc biệt. Điểm cốt lõi của Kitô hữu là sự gặp gỡ con người của Chúa Kitô. Tìm Chúa trong “người bé nhỏ nhất” trong anh em chúng ta (Mt 25:40), theo Chúa đích thực là noi gương Chúa Giêsu (Thomas à Kempis) là con đường hoàn thiện nhất của Kitô hữu. Chúa Giêsu tôn trọng tự do và phẩm giá của kẻ tội lỗi và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội. Chính Chúa Giêsu là → Chương trình hoạt động xã hội của Giáo Hội. Giáo huấn xã hội Công giáo chỉ là sự phát triển có hệ thống về những gì đã hiện hữu trong sự viên mãn nơi Chúa Giêsu Kitô: Con người đã được tái khám phá trong phẩm giá độc đáo của mình (nhân vị), con người đã được giải thoát khỏi lòng tham và tội lỗi và tìm kiếm phục vụ tha nhân (tình liên đới), chú tâm đến (công ích) “phúc lợi cho thành” (Gr 29: 7), cũng như một xã hội trong đó các nhóm và các cộng đồng có thể tự do phát triển trong hòa bình và công lý (tính bổ trợ) – đó là tầm nhìn cao quý.
Tâm niệm: “Tôi không thể nghĩ đến yêu thương mà không cần phải hòa đồng, và trên hết là chia sẻ tất cả những nỗi đau đớn và khó khăn, tất cả những nỗi khổ cực của cuộc sống. Sống cách thoải mái và giàu sang nhàn hạ nhờ vào của cải của mình khi người anh chị em nghèo khó, đau khổ, và sống khổ sở vì lao động khó nhọc – Lạy Chúa, con không thể, con không thể yêu thương như thế” (Charles de Foucauld).
5. Đâu là bước đầu tiên dấn thân xã hội được đặt trên nền tảng đức tin?
Không gì tạo động lực sâu sắc hơn tình yêu. Người có lòng mến thì làm được những công việc lớn lao và bền vững. Vì vậy, bước đầu tiên bao giờ cũng là có được tương quan cá nhân sâu đậm với Chúa Giêsu (“Những gì Trái Tim Chúa Giêsu muốn, tôi sẽ làm”, Charles de Foucauld), để phát triển một tình yêu sâu xa hơn bao giờ hết với Giáo Hội, và dẫn tới một cuộc sống dấn thân xã hội. Điều này sẽ thúc đẩy Kitô hữu không bỏ qua ngay cả những “người nhỏ bé nhất” mà Chúa Giêsu rất coi trọng. Mối tương quan này tạo động lực cho Kitô hữu làm chứng cho đức tin của mình ngay cả trong môi trường thù địch. Điều đó thúc đẩy đi đến lối sống được biến đổi thành lòng mến khách, hòa giải và hòa bình. Nếu cần, mối tương quan này cũng thúc đẩy Kitô hữu thậm chí hy sinh mạng sống của mình khi cần vì chính nghĩa của sự thật và công lý.
Tâm niệm: “Tình yêu là sức mạnh lớn nhất để biến đổi thực tại vì nó kéo đổ các bức tường của ích kỷ và lấp đầy những hố ngăn cách chúng ta” (ĐGH Phanxicô).
6. Những điều đặc biệt nào Kitô hữu phải cống hiến cho đồng loại của mình?
Không phải những điều đặc biệt nào ngoài một người đặc biệt: Chúa Giêsu Kitô. Kitô hữu đấu tranh cho một thế giới nhân đạo hơn giữa đói nghèo và đau khổ mà họ không nhất thiết phải có những chương trình xã hội tốt hơn hoặc các chính sách tài chính tốt hơn; thường thì thậm chí họ không có chủ nghĩa lý tưởng nào quan trọng hơn trong ba lô của mình. Cơ bản họ chỉ có một điều cần loan truyền: một Thiên Chúa đã làm người. Không triết lý nào và không tôn giáo nào khác biết được nhiều đến thế về Đấng Toàn Năng. Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa biết và hiểu chúng ta nơi nhân tính của chúng ta. Nhiều người ngày nay cô đơn và cảm thấy bị bỏ rơi trong một xã hội vô danh. Ngay cả Internet với tất cả các loại mạng xã hội vẫn không có thể thay thế được sự gặp gỡ giữa các cá nhân với nhau. Chúng ta vẫn khao khát được chấp nhận là những con người với những ưu điểm và khuyết điểm của mình. Lời công bố của Kitô giáo diễn tả: Mỗi cá nhân được chính Thiên Chúa yêu thương, và mỗi cá nhân có thể gặp gỡ tình yêu này nhờ vào mối tương quan với Chúa Giêsu Kitô. Đó là một thông điệp tuyệt vời, đặc biệt đối với những người đang trải qua khủng hoảng và tự hỏi mình những câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống và tương lai.
Tâm niệm: “Vào năm 1973, chúng tôi quyết định mỗi ngày chầu Thánh Thể một giờ. Chúng tôi rất bận rộn. Các nhà chăm sóc người đau ốm và những người khốn khó của chúng tôi chỗ nào cũng có người đang hấp hối. Kể từ khi chúng tôi bắt đầu chầu Thánh Thể hằng ngày, tình yêu của chúng tôi với Chúa Giêsu trở nên sâu đậm hơn, tình yêu chúng tôi dành cho nhau thắm thiết hơn, tình yêu chúng tôi dành cho người nghèo nhiệt thành hơn, và số ơn gọi tăng gấp đôi” (T. Têrêsa Calcutta).
---o0o---
SÁCH GIÁO LÝ NĂM GIỚI TRẺ 2020
HƯỚNG TỚI SỰ TRƯỞNG THÀNH TOÀN DIỆN
“Người trẻ thay đổi bản thân, thay đổi thế giới”
HƯỚNG TỚI SỰ TRƯỞNG THÀNH TOÀN DIỆN
“Người trẻ thay đổi bản thân, thay đổi thế giới”
---o0o---
12 BÀI GIÁO LÝ NĂM GIỚI TRẺ 2020
Bài 1: Người trẻ trưởng thành Đức tin
Bài 2: Người trẻ trưởng thành Phẩm giá
Bài 3: Người trẻ trưởng thành về Tình yêu và Tính dục
Bài 4: Người trẻ trưởng thành về Hôn nhân
Bài 5: Người trẻ trưởng thành Tự do và Lương tâm
Bài 6: Người trẻ trưởng thành về Sự thật
Bài 7: Người trẻ tham dự vào Kế hoạch Yêu thương của Thiên Chúa
Bài 8: Người trẻ dấn thân xây dựng Công ích và Liên đới
Bài 9: Người trẻ hoạt động nâng cao Phẩm giá con người
Bài 10: Người trẻ dân thân xây dựng Tự do, Công bằng và Dân chủ
Bài 11: Người trẻ trưởng thành Lao động và Nghề nghiệp
Bài 12: Người trẻ chung tay xây dựng Hòa bình
Bài 2: Người trẻ trưởng thành Phẩm giá
Bài 3: Người trẻ trưởng thành về Tình yêu và Tính dục
Bài 4: Người trẻ trưởng thành về Hôn nhân
Bài 5: Người trẻ trưởng thành Tự do và Lương tâm
Bài 6: Người trẻ trưởng thành về Sự thật
Bài 7: Người trẻ tham dự vào Kế hoạch Yêu thương của Thiên Chúa
Bài 8: Người trẻ dấn thân xây dựng Công ích và Liên đới
Bài 9: Người trẻ hoạt động nâng cao Phẩm giá con người
Bài 10: Người trẻ dân thân xây dựng Tự do, Công bằng và Dân chủ
Bài 11: Người trẻ trưởng thành Lao động và Nghề nghiệp
Bài 12: Người trẻ chung tay xây dựng Hòa bình
PHỤ LỤC
I. NGÀY GIỚI TRẺ GIÁO HẠT
(Chúa nhật đầu tháng)
1. Giáo hạt Kẻ Sặt: Tháng 02/2020
2. Giáo hạt Nam Am: Tháng 03/2020
3. Giáo hạt Mạo Khê: Tháng 5/2020
4. Giáo hạt Hải Dương: Tháng 7/2020
5. Giáo hạt Hòn Gai: Tháng 9/2020
6. Giáo hạt Chính Tòa: Tháng 11/2020
1. Giáo hạt Kẻ Sặt: Tháng 02/2020
2. Giáo hạt Nam Am: Tháng 03/2020
3. Giáo hạt Mạo Khê: Tháng 5/2020
4. Giáo hạt Hải Dương: Tháng 7/2020
5. Giáo hạt Hòn Gai: Tháng 9/2020
6. Giáo hạt Chính Tòa: Tháng 11/2020
II. NGÀY GIỚI TRẺ GIÁO PHẬN: CHÚA NHẬT TRƯỚC LỄ LÁ (29/03)
III. 6 ĐỀ TÀI HỌC HỎI TRONG NĂM GIỚI TRẺ
(Dành cho 6 Giáo hạt)
Đề tài 1: Thế nào là trưởng thành toàn diện?
Đề tài 2: Sự trưởng thành Nhân bản và Đức tin
Đề tài 3: Người trẻ với Kỹ năng sống
Đề tài 4: Trưởng thành về Tình yêu và Tính dục
Đề tài 5: Người trẻ và sự nghiệp
Đề tài 6: Loan báo Tin mừng trong thời kỹ thuật số
Đề tài 1: Thế nào là trưởng thành toàn diện?
Đề tài 2: Sự trưởng thành Nhân bản và Đức tin
Đề tài 3: Người trẻ với Kỹ năng sống
Đề tài 4: Trưởng thành về Tình yêu và Tính dục
Đề tài 5: Người trẻ và sự nghiệp
Đề tài 6: Loan báo Tin mừng trong thời kỹ thuật số
---o0o---
Lời giới thiệu
Giới trẻ là mối quan tâm đặc biệt của Giáo Hội. Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ 15 với đề tài “Người trẻ, đức tin, và sự phân định ơn gọi” được tổ chức tại Rôma vào tháng 10-2018 đã nói lên mối quan tâm ấy.
Hưởng ứng lời mời gọi của Đức Thánh Cha, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đề nghị năm 2020 là năm “đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện”. Như Chúa Giêsu phục sinh đồng hành với hai môn đệ trên đường đi Emmaus, Giáo Hội muốn đồng hành với người trẻ để đem cho họ niềm hy vọng và sự bình an trong một thế giới đầy cạm bẫy và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lối sống duy vật chất.
Không những chỉ nhằm đưa ra những giáo huấn, các vị Chủ chăn của Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam còn khuyến khích mời gọi người trẻ tham gia nhiệt thành vào việc dựng xây Giáo Hội và loan báo Tin Mừng. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong bài giảng khai mạc Thượng Hội đồng: “Những người trẻ sẽ có khả năng ngôn sứ và tầm nhìn nếu chúng ta, những người lớn, biết mơ ước và thông truyền những ước mơ và niềm hy vọng mà chúng ta hằng ấp ủ”.
Trong niềm hiệp thông với Giáo Hội, vì lòng yêu mến đối với các bạn trẻ, Giáo phận Hải Phòng tổ chức Năm Giới trẻ 2020 với chủ đề: “Người trẻ thay đổi bản thân, thay đổi thế giới”. Quả vậy, nếu mỗi bạn trẻ thay đổi bản thân, thì sẽ góp phần thay đổi đời sống và môi trường xung quanh. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: “Nếu bạn tiết kiệm chút điện nước hay nhặt một cọng rác để làm sạch môi trường, trong thực tế, xã hội không thay đổi được bao nhiêu, nhưng điều quan trọng là chính con người của bạn được thay đổi”.
Để bạn trẻ thay đổi bản thân, Ban Mục vụ Giới trẻ của Giáo phận đã soạn thảo chương trình dạy giáo lý với 12 đề tài cho 12 tháng của năm 2020. Dựa trên hai tài liệu chính thức được Giáo Hội công bố: YOUCAT và DOCAT, chương trình Giáo lý nhằm giúp các bạn trẻ hiểu Đạo và sống Đạo trong bối cảnh cụ thể của xã hội Việt Nam. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp các bạn trẻ trưởng thành trong đức tin và trong đời sống, tiến tới sự trưởng thành toàn diện như Hội đồng Giám mục Việt Nam mong muốn.
Tôi hân hạnh giới thiệu chương trình Giáo lý Năm Giới trẻ với các Cha và mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận, đặc biệt là các bạn trẻ. Xin các Cha nhiệt thành hưởng ứng chương trình Mục vụ chung của Giáo phận, giúp các bạn trẻ gặp gỡ Chúa Giêsu và trở nên môn đệ của Người.
Trong niềm hiệp thông với Giáo Hội, vì lòng yêu mến đối với các bạn trẻ, Giáo phận Hải Phòng tổ chức Năm Giới trẻ 2020 với chủ đề: “Người trẻ thay đổi bản thân, thay đổi thế giới”. Quả vậy, nếu mỗi bạn trẻ thay đổi bản thân, thì sẽ góp phần thay đổi đời sống và môi trường xung quanh. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: “Nếu bạn tiết kiệm chút điện nước hay nhặt một cọng rác để làm sạch môi trường, trong thực tế, xã hội không thay đổi được bao nhiêu, nhưng điều quan trọng là chính con người của bạn được thay đổi”.
Để bạn trẻ thay đổi bản thân, Ban Mục vụ Giới trẻ của Giáo phận đã soạn thảo chương trình dạy giáo lý với 12 đề tài cho 12 tháng của năm 2020. Dựa trên hai tài liệu chính thức được Giáo Hội công bố: YOUCAT và DOCAT, chương trình Giáo lý nhằm giúp các bạn trẻ hiểu Đạo và sống Đạo trong bối cảnh cụ thể của xã hội Việt Nam. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp các bạn trẻ trưởng thành trong đức tin và trong đời sống, tiến tới sự trưởng thành toàn diện như Hội đồng Giám mục Việt Nam mong muốn.
Tôi hân hạnh giới thiệu chương trình Giáo lý Năm Giới trẻ với các Cha và mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận, đặc biệt là các bạn trẻ. Xin các Cha nhiệt thành hưởng ứng chương trình Mục vụ chung của Giáo phận, giúp các bạn trẻ gặp gỡ Chúa Giêsu và trở nên môn đệ của Người.
Hải Phòng, ngày 20 tháng 12 năm 2019
✟ Giuse Vũ Văn Thiên
Tổng Giám mục Hà Nội
Giám quản Tông tòa Hải Phòng
✟ Giuse Vũ Văn Thiên
Tổng Giám mục Hà Nội
Giám quản Tông tòa Hải Phòng
---o0o---
KINH NGUYỆN GIỚI TRẺ
CHÚA Ở LẠI VỚI CHÚNG CON
(dựa trên Lc 24,13-35 và Christus Vivit 237)
Lạy Chúa Giê-su Ki-tô,/ là Thầy và là Bạn của giới trẻ chúng con,/ Chúa đã xuống thế làm người,/ chịu đau khổ, chịu chết vì chúng con./ Sau khi sống lại,/ Chúa đã đồng hành với hai môn đệ trên đường Em-mau/ và soi trí mở lòng cho họ hiểu biết Lời Chúa./ Chúa đã Bẻ Bánh cho họ tham dự sự sống của Chúa/ và làm cho mắt họ sáng ra để họ nhận biết Chúa./ Nhờ ơn Chúa giúp,/ họ trở thành những chứng nhân trung tín của Chúa cho mọi người./
Chúng con cảm tạ Chúa,/ vì Chúa ở lại với chúng con cho đến tận thế./ Xin cho chúng con ngày càng hiểu biết/ và yêu mến Lời Chúa hơn,/ để Lời Chúa luôn là 'ngọn đèn soi cho con bước,/ là ánh sáng chỉ đường con đi'./ Xin cho chúng con siêng năng đến với Bí Tích Thánh Thể,/ để chúng con được tham dự sự sống đời đời của Chúa/ ngay trong hành trình trần thế này./ Xin cho chúng con hăng say loan báo Tin Mừng Bình An của Chúa/ trong môi trường sống của chúng con.
Xin cho chúng con luôn cảm nghiệm được lòng Chúa xót thương/ và dấn thân giữa dòng đời bằng tình yêu và hành động. Xin cho chúng con biết đi theo Con Đường Trái Tim Chúa/ để đến với mọi người,/ nhất là những người nghèo khổ/ và thiếu vắng tình thương./ Xin cho chúng con biết yêu mến muôn vật muôn loài Chúa đã dựng nên/ và cộng tác với Chúa trong công trình sáng tạo.
Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, là Thầy và là Bạn của giới trẻ chúng con,/ xin cho chúng con luôn là những môn đệ và tông đồ trung tín của Chúa trong hành trình trấn thế này,/ cho đến ngày được ở cùng Chúa Trên Quê Trời. Amen!
Chúng con cảm tạ Chúa,/ vì Chúa ở lại với chúng con cho đến tận thế./ Xin cho chúng con ngày càng hiểu biết/ và yêu mến Lời Chúa hơn,/ để Lời Chúa luôn là 'ngọn đèn soi cho con bước,/ là ánh sáng chỉ đường con đi'./ Xin cho chúng con siêng năng đến với Bí Tích Thánh Thể,/ để chúng con được tham dự sự sống đời đời của Chúa/ ngay trong hành trình trần thế này./ Xin cho chúng con hăng say loan báo Tin Mừng Bình An của Chúa/ trong môi trường sống của chúng con.
Xin cho chúng con luôn cảm nghiệm được lòng Chúa xót thương/ và dấn thân giữa dòng đời bằng tình yêu và hành động. Xin cho chúng con biết đi theo Con Đường Trái Tim Chúa/ để đến với mọi người,/ nhất là những người nghèo khổ/ và thiếu vắng tình thương./ Xin cho chúng con biết yêu mến muôn vật muôn loài Chúa đã dựng nên/ và cộng tác với Chúa trong công trình sáng tạo.
Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, là Thầy và là Bạn của giới trẻ chúng con,/ xin cho chúng con luôn là những môn đệ và tông đồ trung tín của Chúa trong hành trình trấn thế này,/ cho đến ngày được ở cùng Chúa Trên Quê Trời. Amen!
---o0o---
BÀI 1
NGƯỜI TRẺ TRƯỞNG THÀNH ĐỨC TIN
“Lòng tin của con đã cứu chữa con” (Mt 9,22)
1. Đức tin là gì? Đâu là những đặc tính của Đức Tin?
Đức tin là nhận biết và trông cậy, nó có 7 đặc tính sau:1) Đức tin là ơn tặng tuyệt vời của Chúa, ta nhận được đức tin khi ta sốt sắng cầu xin.
2) Đức tin là sức mạnh siêu nhiên, tuyệt đối cần thiết để ta đạt được phần rỗi.
3) Đức tin đòi ý muốn tự do và sự hiểu biết rõ ràng của người ta, khi họ đón nhận lời mời của Chúa.
4) Đức tin là sự chắc chắn tuyệt đối, vì chính Chúa Giêsu bảo đảm như thế.
5) Đức tin không đầy đủ, trừ khi nó dẫn đến Tình yêu tỏ ra bằng hành động.
6) Đức tin lớn dần khi người ta nghe thêm, nghe thêm cách ý tứ Lời của Chúa và đáp lại lời Người khi họ cầu nguyện.
7) Đức tin cho ta, ngay cả ở đời này, niềm vui thấy trước nơi Thiên đàng sau này.
2.Tại sao chúng ta tin chỉ có Một Chúa?
(Mc 12,29 Chúa Giêsu trả lời, "Điều răn đứng đầu là, Nghe đây, hỡi Ítraen, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. 12,30 Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi).
3. Bạn sẽ làm gì khi bạn đã nhận biết Thiên Chúa?
4. Tại sao chúng ta cần ưu tiên lãnh các Bí tích?
(Rm 8,21 Có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang).
5. Tại sao tin vào Chúa Giêsu không đủ, Thiên Chúa còn cho chúng ta các Bí tích nữa?
(2Pr 1,3-4: Thật vậy, Đức Kitô đã lấy thần lực của Người mà ban tặng chúng ta tất cả những gì giúp chúng ta được sống và sống đạo đức, khi Người cho chúng ta biết Đấng đã dùng vinh quang và sức mạnh của mình mà kêu gọi chúng ta. Nhờ vinh quang và sức mạnh ấy, Thiên Chúa đã ban tặng chúng ta những gì rất quý báu và trọng đại Người đã hứa, để nhờ đó, anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa, sau khi đã thoát khỏi cảnh hư đốn do dục vọng gây ra trong trần gian).
6. Tại sao cần có lòng tin trước khi nhận lãnh Bí tích?
Các Bí tích không chỉ đòi có đức tin trước khi lãnh nhận, nó còn gia tăng và chứng tỏ đức tin nữa.
7. Tại sao chúng ta cần đức tin và Bí tích để sống đời sống tốt lành, và ngay thẳng?
Nhờ đức tin, ta thấy mình là con Thiên Chúa, Chúa sẽ giúp ta mạnh sức. Khi Chúa làm ta mạnh, ta gọi đó là "ơn Chúa "(grace), nhất là trong dấu tích thánh mà ta gọi là các Bí tích, Lúc đó, Chúa ban cho ta năng lực để làm việc lành mà ta đang muốn làm.
(Không có Thầy, các con không thể làm được việc gì. Gioan 15,5).
(Đừng để điều gì làm bạn xao xuyến, đừng để điều gì làm bạn sợ hãi. Chúa không bao giờ thay đổi. Kiên nhẫn đạt được tất cả. Ai có Chúa thì không còn muốn gì nữa. Mình Chúa là đầy đủ rồi. Th. Têrêsa Avila).
8. Tại sao chúng ta thờ phượng Thiên Chúa?
(Khi mến Chúa, ta nên sợ Chúa. Khi sợ Chúa, ta nên mến Chúa. Th. Francis de sales)
---o0o---
BÀI 2
NGƯỜI TRẺ TRƯỞNG THÀNH PHẨM GIÁ
“Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình” (St 1,27)
NGƯỜI TRẺ TRƯỞNG THÀNH PHẨM GIÁ
“Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình” (St 1,27)
1. Khi nói con người được dựng nên theo "hình ảnh Chúa"(God's image), điều đó có nghĩa thế nào?
- Nghĩa là, con người không như các loài bất động đất đá, cây cỏ, con vật. Con người có phần linh thiêng (spirit),
Nhờ đặc tính linh thiêng, con người được kết hợp với Thiên Chúa hơn là với các thụ tạo hữu hình.
2. Căn cứ vào đâu con người cư xử bình đẳng với nhau?
- Mọi người bình đẳng với nhau, vì họ có cùng một nguồn gốc, trong một Thiên Chúa đã tạo dựng họ vì Tình yêu Người.
Mọi người có cùng một Đấng Cứu chuộc là Chúa Giêsu Kitô.
Mọi người được chỉ định tìm hạnh phúc, và có hạnh phúc muôn đời trong Thiên Chúa.
3. Lý do nào làm cho người Kitô hữu có nhân phẩm?
- Mọi người, từ giây phút đầu tiên trong bụng mẹ, đã có một nhân phẩm không ai được xâm phạm, vì từ đời đời, Thiên Chúa đã muốn, đã yêu, đã dựng nên và đã cứu chuộc người đó, và đã định cho họ được hạnh phúc muôn đời.
4. Tại sao Thiên Chúa làm ra con người có nam có?
- Thiên Chúa là Tình yêu và là khuôn mẫu của đời sống chung, Thiên Chúa đã dựng nên con người có nam có nữ, để họ cùng nhau, là hình ảnh của bản tính Người.
5. Trong kế hoạch, Chúa có định cho con người phải đau khổ và phải chết không?
- Chúa không muốn cho con người phải đau khổ và phải chết.
Tư tưởng đầu tiên của Chúa là muốn cho con người sống trên Thiên đàng (paradise), sống đời đời và bình an với Chúa, với mọi người, giữa người nam và người nữ, với cảnh vật chung quanh.
(Lạy Chúa, quay đi khỏi Chúa sẽ ngã, quay lại với Chúa sẽ đứng vững, ở lại trong Chúa sẽ chắc chắn được trợ giúp (Th. Augustinô).
6. Khi nói Chúa Giêsu Kitô "đồng thời là Thiên Chúa thật và là người thật" nghĩa là sao?
- Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa trở nên một người như Chúng ta và là anh chúng ta, tuy nhiên, Người vẫn đồng thời là Thiên Chúa và là Chúa chúng ta.
Công đồng Calcedon (năm 451) dạy rằng: thiên tính và nhân tính đã nên một trong Chúa Giêsu Kitô "không chia lìa hoặc lẫn lộn.
7. Tại sao Chúa Giêsu Kitô là Chúa của cả vũ trụ?
- Chúa Giêsu Kitô là Chúa của cả vũ trụ và Chúa của lịch sử, vì nhờ Người mà mọi vật được tạo thành, mọi người được Chúa cứu chuộc, và mọi người sẽ bị Chúa xét xử.
8. Ơn gọi của giáo dân (lay vocation) là gì?
- Giáo dân sống trong xã hội đời để làm cho Nước Chúa (kingdom of God) lớn mạnh nơi xã hội loài người.
---o0o---
BÀI 3
NGƯỜI TRẺ TRƯỞNG THÀNH TÌNH YÊU VÀ TÍNH DỤC
“Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ” (St 1,27)
“Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ” (St 1,27)
1. Khi nói con người là nhân vật có phái tính nghĩa thế nào?
- Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ.
Chúa dựng nên họ để giúp nhau và yêu nhau.
Chúa dựng nên họ với những ước muốn tính dục và khả năng thú vui thể xác.
Chúa dựng nên họ để truyền thông sự sống .
2. Tình yêu là gì?
- Yêu là tự do ban mình tự trong lòng.
(1Ga 4,7: Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa).
(Người ta không thể sống thử hoặc chết thử. Người ta không thể yêu thử, hoặc đón nhận một người thử trong một thời gian. Đức Giáo hoàng GP2)
3. Dục tính (sexuality) liên kết với Tình yêu thế nào?
- Không được tách rời dục tính với Tình yêu, cả 2 phải đi liền với nhau.
- Dục tính đòi một Tình yêu chân thành và đáng tin cậy.
(Nhờ dục tính, người nam người nữ trao mình cho nhau qua những hành vi riêng biệt, lựa chọn trong hôn nhân, không thể coi đó là nguyên sinh lí, nhưng liên quan đến sự sâu xa nhất của con người. Điều đó phải được hiểu như sự kéo dài Tình yêu tới chết. Những hành vi thể lí coi như sự lừa dối, nếu nó không phải là kết quả của hoàn toàn tự hiến cho nhau. Đức Giáo hoàng GP2)
4. Tình yêu trong sạch là gì? Tại sao người Công giáo sống Tình yêu trong sạch?
- Tình yêu trong sạch là Tình yêu tự bảo vệ mình chống lại sức ép bên trong và bên ngoài muốn hủy diệt nó.
Người giữ trong sạch đón nhận dục tính cách ý thức và cư xử đúng mục đích theo nhân cách của mình.
Sự trong sạch và tiết dục không phải là một chuyện. Một số người có những hành vi tính dục trong đời sống hôn nhân cũng vẫn có sự trong sạch.
Người hành động cách trong sạch khi những hành vi thể xác họ diễn tả một Tình yêu chung thủy và đáng tin cậy.
5. Người ta có thể sống đời trong sạch thế nào?
- Một số người sống trong sạch khi họ tự do yêu đương, và họ không nô lệ trong các xúc cảm kích thích.
Tuy nhiên, bất cứ cái gì giúp người ta chín chắn hơn, tự do hơn, yêu thương hơn, liên kết hơn, người đó cũng biết yêu trong sạch hơn.
(1Pr 5,8: Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé).
6. Mọi người có phải sống trong sạch không? Ngay cả người ở trong bậc đôi bạn?
- Có. Mọi người Công giáo cần yêu thương trong sạch, dù là người trẻ hay già, sống độc thân hay đôi bạn.
(1 Thes 4, 3-5: Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh, tức là xa lánh gian dâm, mỗi người hãy biết lấy cho mình một người vợ để sống cách thánh thiện và trong danh dự, chứ không buông theo đam mê dục vọng như dân ngoại, là những người không biết Thiên Chúa).
7. Tại sao Giáo hội chống lại những liên kết dục tình trước khi thành hôn?
- Vì Giáo hội muốn bảo vệ Tình yêu (protect love).
Người ta không thể cho ai món quà nào quí hơn cho bản thân mình.
"Tôi yêu anh, tôi yêu em"có nghĩa cả 2: Tôi chỉ muốn anh, tôi chỉ muốn em. Tôi muốn tất cả những gì của anh, của em. Tôi muốn cho anh, cho em tất cả của tôi mãi mãi".
Vì thế, Ta không thể đem cả con người mình ra mà nói: tôi chỉ yêu tạm thời, tôi chỉ yêu thử.
(Trao thân xác bạn cho người khác là nói lên tất cả món quà mình cho người ta. Đức Giáo hoàng GP2)
9. Thủ dâm (masturbation) có phạm Tình yêu không?
- Thủ dâm phạm đến Tình yêu, vì nó kích thích khoái lạc nhục dục và thỏa mãn trong chính mình chứ không trong đôi bạn. Đó là lý do thủ dâm phạm đến Tình yêu.
(GLGHCG 2352 Thủ dâm là cố ý kích thích các cơ quan sinh dục để tìm một thú vui sắc dục. "Trong đường lối của một truyền thống lâu bền, Huấn quyền của Giáo Hội cũng như cảm thức luân lý của các tín hữu vẫn không do dự khẳng định rằng thủ dâm là một hành vi hỗn loạn nặng nề tự bản chất nó". "Dù với lý do nào, cố ý sử dụng khả năng sinh dục bên ngoài những quan hệ phu phụ thông thường, đều nghịch với cùng đích của khả năng sinh dụcơ. Như thế, người ta đã tìm khoái lạc sắc dục bên ngoài "quan hệ tính dục theo luật luân lý, là quan hệ thực hiện một sự hiến thân trọn vẹn cho nhau và thực hiện việc sinh sản con cái trong một khuôn khổ của tình yêu đích thực.
Để đưa ra một phán quyết quân bình về trách nhiệm luân lý của các đương sự, và để định hướng cho hành vi mục vụ, người ta phải lưu tâm đến sự thiếu trưởng thành về đời sống tình cảm, về sức mạnh của các tập quán họ đã mắc phãi, về tình trạng xao xuyến và các nhân tố tâm thần hoặc nhân tố xã hội khác, vì tất cả các nhân tố này có thể giảm bớt, thậm chí xoá luôn sự quy tội luân lý).
10. Giáo hội phán đoán thế nào về đồng tính luyến ái?
- Thiên Chúa dựng nên con người có nam có nữ và ấn định cho họ cả về đường thể xác cho nhau.
Giáo hội chấp nhận những người thấy mình có khuynh hướng đồng tính luyến ái. Ta không nên kì thị chống đối họ.
Nhưng, Giáo hội tuyên bố rằng: những giao kết đồng tính luyến ái trong bất cứ hình thức nào đều nghịch lại trật tự của tạo dựng.
11. Làm sao để giữ "trong sạch trong lòng"?
- Muốn giữ "trong sạch trong lòng" đòi Tình yêu phải chiếm chỗ nhất trong sự kết hợp với Thiên Chúa trong sự cầu nguyện.
Khi ơn thánh Chúa chạm tới ta, nó cũng sinh ra đường trong sạch.
Người trong sạch có thể yêu mến với tấm lòng không chia sẻ và chân thật.
(Mt 5,8: Phúc cho ai thanh sạch trong lòng, họ sẽ được thấy Chúa)
3. Dục tính (sexuality) liên kết với Tình yêu thế nào?
- Không được tách rời dục tính với Tình yêu, cả 2 phải đi liền với nhau.
- Dục tính đòi một Tình yêu chân thành và đáng tin cậy.
(Nhờ dục tính, người nam người nữ trao mình cho nhau qua những hành vi riêng biệt, lựa chọn trong hôn nhân, không thể coi đó là nguyên sinh lí, nhưng liên quan đến sự sâu xa nhất của con người. Điều đó phải được hiểu như sự kéo dài Tình yêu tới chết. Những hành vi thể lí coi như sự lừa dối, nếu nó không phải là kết quả của hoàn toàn tự hiến cho nhau. Đức Giáo hoàng GP2)
4. Tình yêu trong sạch là gì? Tại sao người Công giáo sống Tình yêu trong sạch?
- Tình yêu trong sạch là Tình yêu tự bảo vệ mình chống lại sức ép bên trong và bên ngoài muốn hủy diệt nó.
Người giữ trong sạch đón nhận dục tính cách ý thức và cư xử đúng mục đích theo nhân cách của mình.
Sự trong sạch và tiết dục không phải là một chuyện. Một số người có những hành vi tính dục trong đời sống hôn nhân cũng vẫn có sự trong sạch.
Người hành động cách trong sạch khi những hành vi thể xác họ diễn tả một Tình yêu chung thủy và đáng tin cậy.
5. Người ta có thể sống đời trong sạch thế nào?
- Một số người sống trong sạch khi họ tự do yêu đương, và họ không nô lệ trong các xúc cảm kích thích.
Tuy nhiên, bất cứ cái gì giúp người ta chín chắn hơn, tự do hơn, yêu thương hơn, liên kết hơn, người đó cũng biết yêu trong sạch hơn.
(1Pr 5,8: Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé).
6. Mọi người có phải sống trong sạch không? Ngay cả người ở trong bậc đôi bạn?
- Có. Mọi người Công giáo cần yêu thương trong sạch, dù là người trẻ hay già, sống độc thân hay đôi bạn.
(1 Thes 4, 3-5: Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh, tức là xa lánh gian dâm, mỗi người hãy biết lấy cho mình một người vợ để sống cách thánh thiện và trong danh dự, chứ không buông theo đam mê dục vọng như dân ngoại, là những người không biết Thiên Chúa).
7. Tại sao Giáo hội chống lại những liên kết dục tình trước khi thành hôn?
- Vì Giáo hội muốn bảo vệ Tình yêu (protect love).
Người ta không thể cho ai món quà nào quí hơn cho bản thân mình.
"Tôi yêu anh, tôi yêu em"có nghĩa cả 2: Tôi chỉ muốn anh, tôi chỉ muốn em. Tôi muốn tất cả những gì của anh, của em. Tôi muốn cho anh, cho em tất cả của tôi mãi mãi".
Vì thế, Ta không thể đem cả con người mình ra mà nói: tôi chỉ yêu tạm thời, tôi chỉ yêu thử.
(Trao thân xác bạn cho người khác là nói lên tất cả món quà mình cho người ta. Đức Giáo hoàng GP2)
9. Thủ dâm (masturbation) có phạm Tình yêu không?
- Thủ dâm phạm đến Tình yêu, vì nó kích thích khoái lạc nhục dục và thỏa mãn trong chính mình chứ không trong đôi bạn. Đó là lý do thủ dâm phạm đến Tình yêu.
(GLGHCG 2352 Thủ dâm là cố ý kích thích các cơ quan sinh dục để tìm một thú vui sắc dục. "Trong đường lối của một truyền thống lâu bền, Huấn quyền của Giáo Hội cũng như cảm thức luân lý của các tín hữu vẫn không do dự khẳng định rằng thủ dâm là một hành vi hỗn loạn nặng nề tự bản chất nó". "Dù với lý do nào, cố ý sử dụng khả năng sinh dục bên ngoài những quan hệ phu phụ thông thường, đều nghịch với cùng đích của khả năng sinh dụcơ. Như thế, người ta đã tìm khoái lạc sắc dục bên ngoài "quan hệ tính dục theo luật luân lý, là quan hệ thực hiện một sự hiến thân trọn vẹn cho nhau và thực hiện việc sinh sản con cái trong một khuôn khổ của tình yêu đích thực.
Để đưa ra một phán quyết quân bình về trách nhiệm luân lý của các đương sự, và để định hướng cho hành vi mục vụ, người ta phải lưu tâm đến sự thiếu trưởng thành về đời sống tình cảm, về sức mạnh của các tập quán họ đã mắc phãi, về tình trạng xao xuyến và các nhân tố tâm thần hoặc nhân tố xã hội khác, vì tất cả các nhân tố này có thể giảm bớt, thậm chí xoá luôn sự quy tội luân lý).
10. Giáo hội phán đoán thế nào về đồng tính luyến ái?
- Thiên Chúa dựng nên con người có nam có nữ và ấn định cho họ cả về đường thể xác cho nhau.
Giáo hội chấp nhận những người thấy mình có khuynh hướng đồng tính luyến ái. Ta không nên kì thị chống đối họ.
Nhưng, Giáo hội tuyên bố rằng: những giao kết đồng tính luyến ái trong bất cứ hình thức nào đều nghịch lại trật tự của tạo dựng.
11. Làm sao để giữ "trong sạch trong lòng"?
- Muốn giữ "trong sạch trong lòng" đòi Tình yêu phải chiếm chỗ nhất trong sự kết hợp với Thiên Chúa trong sự cầu nguyện.
Khi ơn thánh Chúa chạm tới ta, nó cũng sinh ra đường trong sạch.
Người trong sạch có thể yêu mến với tấm lòng không chia sẻ và chân thật.
(Mt 5,8: Phúc cho ai thanh sạch trong lòng, họ sẽ được thấy Chúa)
---o0o---
BÀI 4
NGƯỜI TRẺ TRƯỞNG THÀNH VỀ HÔN NHÂN
“Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly” (Mc 10,9)
NGƯỜI TRẺ TRƯỞNG THÀNH VỀ HÔN NHÂN
“Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly” (Mc 10,9)
1. Tại sao Thiên Chúa sắp đặt cho người nam và người nữ cho nhau?
- Thiên Chúa sắp đặt người nam người nữ cho nhau để họ "không còn là hai nhưng là một" (Mt 19,6). Cách này, họ sống trong Tình yêu, sinh con cái, trở nên dấu hiệu của chính Chúa, Đấng vô hình nhưng lại tràn trề Tình yêu.
2. Bí tích Hôn phối diễn ra thế nào?
- Bí tích Hôn phối diễn ra qua lời hứa mà người nam và người nữ nói lên trước Thiên Chúa và Giáo hội, lời hứa được Thiên Chúa nhìn nhận và làm cho mạnh, và được hoàn tất do việc kết hợp thể xác của đôi bạn.
Vì chính Chúa lập nên mối ràng buộc của Bí tích Hôn phối, nên nó nối kết cho đến khi một bên qua đời.
3. Điều gì cần cho Kitô hữu lãnh Bí tích Hôn phối ?
- Cần 3 điều này:
1/ tự ý muốn
2/ quyết sống mãi, độc quyền kết hợp
3/ sẵn sàng sinh con cái
Tuy nhiên, điều căn bản về Bí tích Hôn phối là điều đôi hôn nhân cần biết: "Chúng tôi sống như hình ảnh Chúa Kitô yêu thương Giáo hội Người"
4. Tại sao Hôn phối không thể chấm dứt - bất khả phân)?
- Hôn phối có 3 bất khả phân:
1/ vì căn bản Tình yêu là tự hiến cho nhau không giữ lại gì hết.
2/ vì đó là hình ảnh trung tín vô điều kiện của Thiên Chúa với thụ tạo của Người.
3/ vì nó diễn tả Tình yêu Chúa Kitô yêu Giáo hội Người, đến nỗi chết trên Thánh giá.
(Ep 5,25 Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh).
5. Điều gì đe dọa Hôn phối ?
- Điều thực sự đe dọa Hôn phối là tội.
Điều đổi mới nó là tha thứ.
Điều làm cho nó mạnh mẽ là cầu nguyện và trông cậy vào Thiên Chúa hiện diện.
6. Mọi người đều được gọi sống bậc Hôn phối phải không?
- Không phải mọi người được kêu gọi sống đời Hôn nhân.
Người sống một mình (live alone) cũng có thể làm xong bổn phận mình trong cuộc sống.
Kết hôn là đường riêng.
Chúa Giêsu mời gọi người ta sống không kết bạn: "vì Nước Trời" (Mt 19, 12).
(Nếu Chúa Kitô không có tay, thì tay của chúng ta làm thay cho Người. -Ẩn danh, thề kỉ 14)
7. Tại sao Giáo hội cử hành Bí tích Hôn phối ?
- Luật cưới hỏi phải làm công cộng.
Dâu, rể được hỏi về ý định thành hôn, linh mục, phó tế làm phép nhẫn. Dâu rể trao đổi nhẫn cưới và lời hứa "chung thủy với nhau khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh nạn cũng như lúc khỏe mạnh, để tôn trọng nhau suốt đời".
Linh mục phê chuẩn chấp nhận đám cưới và ban phép lành.
8. Yếu tố nòng cốt của hôn phối Công giáo là gì?
1/ Một vợ một chồng (duy nhất- unity). Hôn phối là giao ước do tự nhiên đòi sự liên kết hợp nhất về xác, về trí, về tinh thần của 2 người nam-nữ.
2/ Mãi mãi có nhau (bất khả phân chia-indissolubility) hôn phối đòi kéo dài tới chết.
3/ Sẵn sàng đón nhận con cái.
4/ Cam kết cho phúc lợi của người phối ngẫu.
9. Người Công giáo có được kết hôn với người khác đạo không?
- Người Công giáo kết hôn và sống với người đạo khác (vd Phật giáo), có thể là nguyên nhân gây khó khăn cho đức tin mình, và khó khăn cho con cái sau này.
Bởi trách nhiệm của Giáo hội đối với các tín hữu, Giáo hội lập ra những ngăn trở khác đạo.
Nhưng những cuộc Hôn phối như thế vẫn thành phép khi có phép chuẩn của Giáo hội trước khi thành hôn.
Hôn phối này không phải là Bí tích.
10. Người chồng và người vợ luôn "gây chiến" với nhau có được li dị không?
- Giáo hội luôn rất trọng kính khả năng của người ta trong việc giữ lời hứa và tự buộc mình vào sự trung tín của cuộc sống lâu dài. Giáo hội nhớ lời họ đã đoan hứa.
Mọi cuộc Hôn phối đều có nguy cơ khủng hoảng.
Họ cần giải quyết với nhau, cầu nguyện với nhau, năng đi thăm cố vấn trị liệu, cũng như mở những đường thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
Trên hết, nhớ rằng trong Bí tích Hôn phối còn luôn luôn có Người thứ ba ràng buộc, đó là Chúa Kitô, người ta có thể gợi lên niềm trông cậy hoài hoài.
Có những người không thể chịu được nữa, khi ai đó bị bạo hành thể xác hay tinh thần, họ có thể li dị.
Điều này gọi là "chia giường, chia bàn" trường hợp như thế phải trình Giáo hội. Trong những trường hợp này, ngay cả khi đời sống chung bị bể, Hôn phối vẫn còn giữ nguyên tính thành phép".
10. Giáo hội có lập trường thế nào với những người li dị rồi tái hôn?
- Theo gương Chúa Giêsu, Giáo hội chấp nhận họ cách yêu thương.
Bất cứ ai thành hôn trong Giáo hội, sau đó li dị, rồi tái hôn. Điều này nghịch lại đòi hỏi rõ ràng của Chúa Giêsu "Hôn phối bất khả phân". Giáo hội không thể xóa bỏ đòi hỏi yêu cầu này. Rút lại sự trung tín như thế, phản lại với Bí tích Thánh Thể, là Bí tích nói lên đặc tính Tình yêu Thiên Chúa không thể lấy lại, mà Giáo hội cử hành.
Đó là lí do tại sao những người tái hôn này không được Rước lễ.
11. Khi nói gia đình là Giáo hội thu nhỏ nghĩa là gì?
- Giáo hội ở trên qui mô lớn, gia đình ở trên qui mô nhỏ, đó là hình ảnh Tình yêu Chúa trong tình bạn nhân loại.
Thực vậy, mọi cuộc Hôn phối đều hoàn toàn mở ra cho người bạn đời, cho con cái Thiên Chúa gửi đến, cho sự chấp nhận nhau, cho sự hiếu khách với tha nhân.
---o0o---
BÀI 5
NGƯỜI TRẺ TRƯỞNG THÀNH TỰ DO VÀ LƯƠNG TÂM
“Ai thiết tha và trung thành tuân giữ luật trọn hảo -luật mang lại tự do-, ai thi hành luật Chúa, chứ không nghe qua rồi bỏ, thì sẽ tìm được hạnh phúc trong mọi việc mình làm” (Gc 1,25)
NGƯỜI TRẺ TRƯỞNG THÀNH TỰ DO VÀ LƯƠNG TÂM
“Ai thiết tha và trung thành tuân giữ luật trọn hảo -luật mang lại tự do-, ai thi hành luật Chúa, chứ không nghe qua rồi bỏ, thì sẽ tìm được hạnh phúc trong mọi việc mình làm” (Gc 1,25)
1. Tự do (freedom) là gì và để làm gì?
- Tự do là sức mạnh Chúa ban để người ta có thể làm theo sự phù hợp với mình. Người tự do không còn hành động dưới ảnh hưởng của người khác.
(Chỉ có người phó thác mình trọn vẹn cho Thiên Chúa mới có tự do thực, cao cả, tự do sáng tạo mênh mông của sự thiện. ĐTC Bênedict 16 2005)
2. Tự do có cho người ta chọn sự dữ không?
- Sự dữ chỉ coi như đáng giá khi người ta gắng đạt được nó. Quyết định đạt được sự dữ chỉ cho người ta tự do bên ngoài.
Sự dữ không làm cho ta hạnh phúc, nhưng thực ra nó tước bỏ điều tốt lành thật. Nó xiềng xích ta lại với cái vô bổ và cuối cùng tiêu hủy hoàn toàn tự do của ta.
3. Người ta có trách nhiệm về mọi việc mình làm không?
- Người ta có trách nhiệm về mọi việc mình làm với hiểu biết và ý muốn.
(Người tốt là người tự do, cả khi họ là người nô lệ. Người độc ác là người nô lệ, cả khi họ là ông vua. Th. Augustinô)
5. Thiên Chúa giúp chúng ta thành người "tự do" thế nào?
- Chúa Kitô muốn chúng ta "được tự do" (Galata 5,1) và có thể thực hiện tình bác ái huynh đệ. Vì thế, Người đã sai Chúa Thánh Thần đến với chúng ta, Đấng cho ta tự do và độc lập với quyền lực đời này, thêm sức cho ta sống trong Tình yêu và trách nhiệm.
(Rm 8,15-16: Vì Thần Khí mà anh em đã lãnh nhận được, đâu phải là tinh thần nô lệ, khiến anh em phải sợ sệt như xưa; nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên, "Ápba! Cha ơi!").
6. Làm sao một người có thể nói hành động của mình tốt hay xấu?
- Người ta có thể phân biệt hành động của mình tốt hay xấu nhờ họ có lí trí và lương tâm, 2 cái đó giúp họ phán đoán rõ ràng.
(Lương tâm là trung tâm điểm sâu thẳm nhất và bí ẩn nhất của con người, đó là cung thánh nơi mà con người ở một mình với Thiên Chúa và là nơi con người nghe thấy tiếng của Ngài" - HC Mục vụ).
7. Tại sao Thiên Chúa cho chúng ta có "đam mê" hoặc "cảm xúc"?
- Chúng ta có nhiều đam mê để nhờ các đam mê mạnh mẽ và những cảm giác riêng biệt ấy, ta có thể hướng tới điều phải, điều thiện, và cự tuyệt điều dữ, điều xấu.
8. Lương tâm (conscience) là gì?
- Lương tâm là tiếng nói bên trong con người, bảo nó làm thiện dưới bất cứ hoàn cảnh nào và tránh làm dữ bằng mọi cách.
Đồng thời, lương tâm là khả năng phân biệt việc này với việc kia.
Thiên Chúa nói với ta qua tiếng lương tâm.
(Bất cứ việc gì được làm nghịch lại lương tâm, đều là tội. Th. Tôma Aquinô)
10. Người ta có thể huấn luyện lương tâm mình không?
- Có. Cần phải tự huấn luyện lương tâm mình.
Lương tâm được Chúa phú bẩm cái lý lẽ cho mọi người, nó có thể bị lừa hay bị chết, vì vậy cần được điều chỉnh sao cho nó biết hành động tốt.
11. Nhân đức nghĩa là gì?
- Nhân đức là khuynh hướng bên trong, một thói quen tích cực để làm việc lành.
(Mt 5,6 Phúc cho ai đói khát sự công chính, vì họ sẽ được thoả lòng).
12. Làm sao người ta được khôn ngoan (prudent)?
- Người ta nên khôn ngoan nhờ học biết phân biệt cái gì chính yếu cái gì không chính yếu đặt cái đích đúng và chọn phương tiện tốt nhất để đạt đích.
(Khôn ngoan có 2 mắt: một thấy trước điều phải làm, một xem lại điều đã làm. Th. Ignatio Loyola)
13. Người ta hành động thế nào là công bình?
- Người hành động công bình là người luôn luôn chắc chắn trả cho Thiên Chúa cái gì của Thiên Chúa, cho tha nhân cái gì của tha nhân.
14. Đức can đảm là gì?
- Là người kiên nhẫn dấn thân trong việc tốt, khi họ đã nhận ra, dù cực điểm họ phải hy sinh tính mạng mình.
(Người can đảm, dù may hay rủi (misfortune) cũng coi như họ có 2 tay, họ dùng cả 2. Th nữ Catarina Siena).
15. Tại sao tiết độ là nhân đức ?
- Vì thái độ vô tiết độ chứng tỏ sức tiêu hủy trong mọi lãnh vực của đời sống.
(Titô 2,11-12: Quả thế, ân sủng của Thiên Chúa … dạy chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này).
---o0o---
BÀI 6
NGƯỜI TRẺ TRƯỞNG THÀNH VỀ SỰ THẬT
“Sự thật sẽ giải phóng anh em” (Ga 8,32)
1. Điều răn thứ 8: Chớ làm chứng dối, đòi ta điều gì?
- Điều răn thứ 8 dạy chúng ta không nói dối (not to lie).
Nói dối là biết và cố ý nói hay làm ngược sự thật.
Người nói dối lừa chính mình và dẫn sai người khác là người có quyền biết đầy đủ sự thật của vấn đề.
(Xuất hành 20, 16: Đừng làm chứng gian chống người lân cận).
2. Ta phải giữ sự thật trước mặt Thiên Chúa thế nào?
- Tôn trọng sư thật nghĩa là không những tôn trọng với mình, mà còn tôn trọng trước mặt Chúa nữa, Người là nguồn mạch sự thật (chân lý).
Người ta tìm thấy sự thật về Thiên Chúa và về Chúa Giêsu Kitô, Người là "Đường đi, là Sự Thật, và là Sự Sống" (Gioan 14,6).
3. Sự thật về đức tin buộc mạnh thế nào?
- Mọi người Công giáo phải làm chứng (testimony) cho sự thật, theo gương Chúa Giêsu, trước tòa Philatô, Người nói "Ta ra đời và đến trong thế gian là để làm chứng cho Sự Thật" (Ga 18,37).
(Sống thế nào để ngày mai bạn có thể chết như vị tử đạo. Charles de Foucauld)
4. Trung thực (truthful) có nghĩa là gì?
- Sự trung thực nghĩa là ai đó hành động một cách chân thành và nói một cách lương thiện (thành thật).
Sự trung thực giữ cho cá nhân không hai lòng, trình bày sai lạc, lường gạt độc hại, và giả dối.
Hình thức tồi tệ nhất của sự thiếu thành thật là tội khai man.
5. Tại sao nói sự thật đòi sự cẩn trọng?
- Thông báo một sự thật, đòi ai đó phải làm cách khôn ngoan trong cả một toàn cảnh đức bác ái.
Thường sự thật được dùng như một võ khí, nó có thể sinh hiệu quả phá hơn là xây.
6. Bí mật Tòa Giải tội phải giữ thế nào?
- Sự bí mật trong Tòa giải tội là thánh thiêng (sacred), không thể được xâm phạm bất cứ cách nào. Đây là điều buộc nặng.
7. Các phương tiện truyền thông có trách nhiệm đạo đức nào không?
- Nhà sản xuất phương tiện truyền thông có trách nhiệm với khách hàng. Họ phải trung thành với sự thật khi lượm tin và khi loan tin. Họ phải tôn trọng quyền lợi và nhân phẩm của khách hàng.
8. Truyền thông có hiệu quả nguy hại thế nào?
- Nhiều người, nhất là trẻ em nghĩ rằngnhững gì chúng coi trên truyền thông (media) đều là thực (real).
Nếu vì sự giải trí mà những cảnh bạo động được ca tụng, những thái độ chống xã hội được chấp nhận, dục tính con người được, thì đó là tội trong truyền thông mà cả 2 phía phải chịu trách nhiệm: phía người làm truyền thông và phía người kiểm duyệt, lẽ ra phải chặn đứng nó ngay.
9. Vẻ đẹp và sự thật, 2 nghệ thuật này hòa hợp thế nào?
- Vẻ đẹp và sự thật sánh bước với nhau, vì Thiên Chúa là nguồn làm nên cả 2. Nghệ thuật (Art) tôn vinh vẻ đẹp, do đó nghệ thuật là đường đặc biệt dẫn con người tới Thiên Chúa.
(Điều không nói lên được bằng lời thì được diễn tả bằng nghệ thuật).
---o0o---
BÀI 7
NGƯỜI TRẺ THAM DỰ VÀO
KẾ HOẠCH YÊU THƯƠNG CỦA THIÊN CHÚA
NGƯỜI TRẺ THAM DỰ VÀO
KẾ HOẠCH YÊU THƯƠNG CỦA THIÊN CHÚA
1. Khi tạo dựng thế giới và nhân loại chúng ta, Thiên Chúa có thực hiện theo kế hoạch định trước không?
Có, Thiên Chúa đã tạo nên cả thế giới theo ý tưởng và kế hoạch của Ngài. Thiên Chúa tạo nên thế giới và nhân loại cũng giống như con người có thể nghĩ ra một trò chơi, ví dụ như một môn cờ với luật chơi để tạo cho trò chơi ấy được hoàn toàn hợp lý. Tình yêu là nguyên lý thiết yếu như sợi tơ hồng xuyên suốt sự sáng tạo của Thiên Chúa. Cho nên, trong ý định của Thiên Chúa con người phải yêu thương và đáp lại tình yêu của Thiên Chúa, như vậy con người phải suy nghĩ, nói năng và hành động bằng chính lòng yêu thương. (x. Ep)
Tâm niệm: “Tôi được tạo nên để thực hiện bổn phận trong bậc sống riêng mình, một thụ tạo độc đáo; Thiên Chúa tiền định cho tôi một nơi thích hợp trong ý định của Ngài; dù tôi giàu hay nghèo, dù người đời có khen chê, hay khinh thường, Thiên Chúa vẫn biết tôi và gọi chính tên tôi” (Chân phước John Henry Newman).
2. Con người có được kêu gọi yêu thương không?
Có, yêu thương và được thương yêu luôn chất chứa sâu xa trong bản chất con người. Về điều này, chính Thiên Chúa là mẫu mực lý tưởng cho chúng ta. Chúa Giêsu đã tỏ cho chúng ta biết Thiên Chúa là Tình Yêu. Giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần luôn diễn ra tình yêu vĩnh cửu. Một con người biết yêu thương cũng được chia sẻ vào sự hiệp thông tình yêu này. Cuộc đời chúng ta chỉ có thể sinh hoa kết trái khi chúng ta không khép lòng mình khỏi suối nguồn tình yêu Thiên Chúa, mà đúng hơn là mở tâm hồn chúng ta ra với tình yêu của Chúa. Yêu thương khiến cho ta mở lòng ra với các nhu cầu của những người chung quanh và làm cho ta có khả năng vượt ra khỏi bản thân. Chúa Giêsu Kitô vì yêu nhân loại đã tự hiến mạng sống mình chịu chết trên thập giá, Người đã hoàn tất kỳ công vĩ đại nhất của tình yêu bằng cách hy sinh chính mạng sống mình.
Tâm niệm: “Tình thương bắt đầu hôm nay. Hôm nay ai đó đang đau khổ, hôm nay ai đó đang vất vưởng ngoài đường phố, hôm nay ai đó đang đói. Công việc của chúng ta là cho ngày hôm nay, hôm qua đã trôi qua rồi, ngày mai thì chưa đến. Chỉ hôm nay chúng ta mới làm cho Chúa Giêsu được biết đến, được yêu, được phục vụ, được cho ăn, được cho mặc, được cho ở. Đừng chờ đến ngày mai. Ngày mai chúng ta không còn họ nữa nếu hôm nay chúng ta không cho họ ăn” (T. Têrêsa Calcutta).
3. Sự thay đổi của xã hội diễn ra thế nào?
Tin Mừng trong Kinh Thánh, hay việc Thiên Chúa tự mạc khải sẽ thay đổi chúng ta về mọi phương diện. Chúng ta tìm được cách nhìn mới về thế giới và xã hội của mình. Tất cả sự thay đổi khởi đầu từ trái tim con người: trước tiên, bản thân con người phải thay đổi về nội tâm, suy nghĩ và sống theo huấn lệnh của Thiên Chúa, thì sau đó người ấy mới có thể tác động đến môi trường xã hội bên ngoài. Hoán cải tâm hồn là điều chúng ta luôn phải cố gắng thực hiện mỗi ngày, đó là bước khởi đầu thật sự cho một thế giới tốt đẹp hơn. Chỉ bằng cách hoán cải chúng ta mới có thể nhận ra đường hướng cần thiết để cải thiện và thay đổi các thể chế và hệ thống.
Tâm niệm: “Ai mà không sống yêu thương, dù chỉ một người cũng không thương được, thì người ấy không thể làm đẹp lòng Chúa. Chúng ta phải yêu thương hết mọi người, như Chúa Giêsu đã yêu thương và mong muốn cho họ mọi sự tốt lành; chúng ta làm cho họ càng được nhiều điều tốt đẹp càng tốt, bằng việc dấn thân cho phần rỗi linh hồn họ, và sẵn sàng chịu đổ máu vì từng người họ” (Chân Phước Charles de Faucauld).
4. Nhiệm vụ của Giáo Hội trong kế hoạch tổng thể của Thiên Chúa như thế nào?
Tình yêu của Thiên Chúa trong kế hoạch tổng thể của Ngài là ơn cứu độ và công trình cứu chuộc tất cả mọi người nhờ vào Con Ngài, Chúa Giêsu Kitô. Giáo Hội hiện hữu vì Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đi vào sự hiệp thông cứu rỗi sâu xa với Người. Sự hiệp thông này, là “Thân Thể Chúa Kitô” chính là Hội Thánh. Qua Phép Rửa và các bí tích khác, chúng ta thuộc về Chúa Kitô, nhờ Người, chúng ta được ban cho sự sống mới bất diệt. Nhờ để tâm trí vào Lời Chúa, chúng ta vâng theo ý muốn của Người. Giáo Hội là nơi chúng ta có thể tăng triển trong tình yêu Thiên Chúa. Giáo Hội không phải là cứu cánh của chính mình. Giáo Hội có trách nhiệm với con người và xã hội, và bằng sứ vụ của mình Giáo Hội phải góp phần vào nền hòa bình và sự phát triển gia đình nhân loại.
Tâm niệm: “Sẽ được ích gì nếu một người giành lấy cho được cả thế gian này, rồi cuối cùng ngồi đấy mang vào thân đủ loại bệnh hoạn?” (John Steinberk, nhà văn Mỹ).
5. Có thấy được Vương quốc Thiên Chúa nơi Giáo Hội không?
Hội Thánh hiện hữu “để không gian này có thể được tạo nên thế giới cho Thiên Chúa, để Ngài có thể cư ngụ ở đó, nhờ vậy thế giới có thể trở thành “Vương quốc” của Ngài (Joseph Ratzinger). Với sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô, Vương quốc Thiên Chúa đã thực sự khởi đầu trên thế giới này. Bất cứ nơi đâu các bí tích được cử hành, thì thế giới cũ của tội lỗi và sự chết bị tiêu diệt tận gốc rễ và được biến đổi. Một sáng tạo mới bắt đầu; Vương quốc Thiên Chúa trở nên hữu hình. Tuy vậy, nếu các Kitô hữu không thể hiện sự sống mới đã được ban cho họ thành hành động thiết thực, thì các bí tích chỉ là các dấu chỉ trống rỗng. Người ta không thể vừa đi lãnh nhận Bánh Thánh lại vừa từ chối cho kẻ khác cơm bánh. Các bí tích mời gọi chúng ta có được một tình yêu sẵn sàng “đi ra khỏi chính mình và đi tới những vùng ngoại vi, không chỉ theo nghĩa địa lý mà còn theo nghĩa hiện sinh: được tỏ lộ trong huyền nhiệm tội lỗi, đau khổ, bất công và dốt nát, dửng dưng với tôn giáo, các trao lưu tư tưởng và mọi cảnh nghèo khổ. (diễn văn của Hồng Y Bergoglio tại tiền mật nghị hồng y bầu GH).
Tâm niệm: “Giáo Hội phục vụ những người nghèo khổ không phải vì họ là người Công giáo, nhưng bởi vì chúng ta là người Công Giáo” (ĐGM Fulton J. Sheen).
---o0o---
BÀI 8
NGƯỜI TRẺ DẤN THÂN XÂY DỰNG CÔNG ÍCH VÀ LIÊN ĐỚI
1. "Công ích" nghĩa là gì?
Công Đồng Vatican II diễn tả công ích là "toàn bộ những điều kiện của đời sống xã hội cho phép những tập thể hay những phần tử riêng rẽ có thể đạt tới sự hoàn hảo riêng một cách đầy đủ và dễ dàng hơn" (GS 26). Mục tiêu của cá nhân là đạt được lợi ích. Mục tiêu của xã hội là công ích. "Thật vậy, có thể hiểu công ích như là chiều kích xã hội và cộng đồng về điều thiện luân lý." (Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội 164). Công ích đề cập đến lợi ích của hết mọi người và lợi ích của của toàn bộ con người. Trước nhất, công ích đòi hỏi các thành phần chính phủ phải hoạt động theo đúng qui trình trật tự, như được thấy ở một nước có hiến pháp. Kế đến, phải quan tâm duy trì các phương tiện tự nhiên để sinh sống. Trong khuôn khổ này là các quyền của mọi người được có thực phẩm, chỗ ở, y tế, việc làm và được học hành. Ngoài ra, còn phải được tự do tư tưởng, tự do hội họp, và tự do tôn giáo. Các đòi hỏi ở đây về công ích phần nào trùng hợp với các đòi hỏi về các quyền phổ quát của con người.
Tâm niệm: “Bất cứ điều tốt nào xảy ra trên trái đất này thì đều có ai đó đã làm nhiều hơn việc mình phải làm. Chẳng ai có thể làm cho tôi điều lợi ích mà tôi chưa làm như vậy” (Hermann Gmeiner).
2. Công ích có ý nghĩa gì với người nghèo?
Người nghèo phải được xem là trọng tâm của Giáo Hội, nếu không thì Giáo Hội phản bội lại sứ mệnh của mình. Trong HCMV Niềm Vui và Hy Vọng của Công Đồng Vatican II nói về sự chọn lựa ưu tiên dành cho người nghèo (GS 1). Từ Hiến Chế này dẫn đến các nghĩa vụ xã hội trọng tâm của cá nhân và của toàn thể Giáo Hội phải quan tâm đến các nhu cầu của con người, đặc biệt là những người đang ở những vùng bên lề xã hội. Tám Mối Phúc Thật trong Bài Giảng Trên Núi, sự khó nghèo của chính Chúa Giêsu, và sự yêu thương quan tâm của Người với người nghèo cho chúng ta thấy con đường ấy. Việc ủng hộ giúp đỡ những người bị thiệt thòi, bị gạt ra bên lề là một mệnh lệnh trực tiếp của Chúa Giêsu: "mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy" (Mt 25:40). Tuy thế, Chúa Giêsu cũng cảnh tỉnh quan điểm theo ý thức hệ cho rằng chúng ta hoàn toàn có thể loại trừ hết đói nghèo trên thế giới (Mt 26:11). Điều này chỉ có thể xảy ra khi Chúa Kitô Đến Lần Thứ Hai.
Tâm niệm: “Thế giới có đủ cho nhu cầu của hết mọi người, nhưng không đủ cho lòng tham của mọi người” (Mahatma Gandhi).
3. Làm sao có thể chia sẻ được trách nhiệm mà không ỷ lại?
Bằng cách tham gia. Sự tham gia của công dân là nền tảng của dân chủ, do đó cũng quan trọng đối với các Kitô hữu. Kitô hữu thể hiện tình liên đới bằng việc tìm cách tham gia vào xã hội dân sự và tác động đến vận mệnh của xã hội. Bằng cách này, họ để ý đến trách nhiệm của mình phải định hướng phát triển thế giới. Khả năng tham gia phải được bảo đảm cho hết mọi công dân để tạo được điều gọi là cơ hội tham gia công bằng (xem bên dưới).
Tâm niệm: “Trách nhiệm đối với bản thân là gốc rễ của tất cả trách nhiệm” (Mạnh Tử, nhà hiền triết Trung Hoa).
4. Tại sao Giáo Hội thực hành tình liên đới?
Một Giáo Hội tỏ ra không có tình liên đới thì sẽ hóa thành mâu thuẫn với chính danh của mình. Giáo Hội là nơi Thiên Chúa liên đới trường cửu với nhân loại. Trong sự hiệp thông của Giáo Hội, tình yêu Thiên Chúa phải được tiếp diễn nơi con người và cuối cùng là vươn đến toàn thể nhân loại. Giáo Hội là nơi Thiên Chúa muốn qui tụ tất cả mọi người: “Nầy, Thiên Chúa ở cùng nhân loại.” (Kh 21: 3). Giáo Hội là “dấu chỉ và khí cụ của sự kết hiệp thật mật thiết với Thiên Chúa và là sự hiệp nhất của toàn thể nhân loại” (LG 1). Qua Giáo Hội của Người, theo gương Chúa Giêsu, Giáo Hội thể hiện tình liên đới với những người cô thế, những nạn nhân của bất công, và người nghèo trong mỗi thời đại của Giáo Hội, Thiên Chúa cất công đến với tất cả mọi dân tộc, và mọi nền văn hóa và giúp đỡ họ. Bất cứ khi nào con người cố gắng hình thành một thế giới nhân đạo hơn, thì Thiên Chúa đứng về phía họ. Do đó, Giáo Hội thể hiện tình liên đới với tất cả những ai muốn chung phần tạo cho con người nơi trần thế nhận ra khuôn mặt cứu độ của Thiên Chúa.
Tâm niệm: “Nam cũng như nữ, chúng ta cùng chung trên một con tàu giữa biển phong ba bão tố. Chúng ta đều có nghĩa vụ phải thành tâm với nhau dù giữa chốn gian nan thử thách” (G.K Chesterton (1874-1936).
5. Nguyên tắc liên đới có hàm ý gì?
Nguyên tắc liên đới diễn tả chiều kích xã hội của con người. Không ai có thể chỉ sống cho riêng mình; họ lúc nào cũng phải nhờ đến người khác, và không chỉ nhận được sự trợ giúp thiết thực, mà còn để có người trò chuyện, để trưởng thành đi tới sự hiểu biết các ý tưởng, lý luận, nhu cầu và ước muốn của người khác, và để có thể phát triển tính cách của mình hoàn thiện hơn.
Tâm niệm: “Chúng ta học bay như chim trên trời, chúng ta học bơi như cá dưới biển, song chúng ta chưa học đi trên đất như anh chị em” (Martin Luther King).
6. Đối với tín hữu, lý do cơ bản nhất để thực thi tình liên đới là gì?
Là vì tình liên đới của Chúa Giêsu. Không ai từng thực thi tình liên đới tuyệt vời hơn Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã đến như dấu chỉ sống động của tình liên đới của Thiên Chúa với nhân loại, mà con người không thể tự cứu mình. Con Thiên Chúa không chỉ công bố tình liên đới của mình với tất cả nhân loại, Người thậm chí còn hy sinh mạng sống cho chúng ta. Sự hiến thân hoàn toàn vì lợi ích của người khác như vậy diễn tả tình liên đới và tình yêu tuyệt đỉnh, sự tận hiến này phải trở nên tiêu chuẩn cho hành động Kitô giáo.
Tâm niệm: “Bản chất sâu xa nhất của tình yêu là quên mình” (Edith Stein). “Công bằng mà không thương xót thì thiếu bác ái; thương xót mà không công bằng thì làm thành hư hỏng” (Friedrich Von Bodelschwingh)
7. Ta phải dùng cải của trái đất này như thế nào?
Thiên Chúa đã dựng nên thế giới này cho hết mọi người. Với sự cộng tác của con người, trái đất sản sinh của cải và mang lại các vụ thu hoạch. Về nguyên tắc, mọi người đều nên được tùy nghi sử dụng của cải mà không được đối xử ưu đãi thiên vị và phải đáp ứng vì lợi ích của mọi người. Mọi người đều có quyền hưởng những gì cần thiết cho họ, mà không ai được từ chối giúp họ, dù biết là mình có quyền tư hữu tài sản và của cải thì bao giờ cũng có kẻ nhiều người ít khác nhau. Bất cứ khi nào có người dư thừa mà kẻ khác lại thiếu những nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống, thì tình trạng này không chỉ cần đến lòng bác ái mà hơn hết là sự công bằng.
Tâm niệm: “Khi tôi cho người nghèo của ăn, họ gọi tôi là thánh. Khi tôi hỏi tại sao họ nghèo, họ gọi tôi là người cộng sản” (TGM Dom Hélder Camara).
---o0o---
BÀI 9
NGƯỜI TRẺ TÍCH CỰC HOẠT ĐỘNG
NHẰM NÂNG CAO PHẨM GIÁ CON NGƯỜI
NGƯỜI TRẺ TÍCH CỰC HOẠT ĐỘNG
NHẰM NÂNG CAO PHẨM GIÁ CON NGƯỜI
1. Khi nói về con người, chúng ta muốn nói điều gì?
Với từ "người", ta diễn tả một sự thật rằng mỗi con người có một phẩm giá bất khả xâm phạm. Con người được dựng nên theo hình ảnh của → Thiên Chúa (St 1:27). Vì vậy, con người là một thụ tạo của Thiên Chúa, biểu hiện chính Đấng Tạo Hóa mình trong công trình sáng tạo. Con người là "thụ tạo duy nhất ở trần gian được Thiên Chúa dựng nên vì chính họ" (GS 24). Là con người được Thiên Chúa dựng nên, con người không phải là sự vật, mà là người và vì thế có giá trị độc đáo. Là người, con người có khả năng tự nhận thức và suy tư về chính mình, tự do đưa ra quyết định và tham gia vào cộng đồng cùng với những người khác. Và con người được kêu gọi đáp lại Thiên Chúa bằng đức tin. Quả thực, con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, cho nên cũng có nghĩa là bao giờ con người cũng luôn tương quan với Thiên Chúa và có thể phát triển trọn vẹn tiềm năng nhân vị của mình chỉ trong Thiên Chúa.
Tâm niệm: “Hình ảnh Thiên Chúa (Latinh: imago dei): Học thuyết xã hội này miêu tả theo Kinh Thánh (St 1,26-27) Vị trí nổi bật của con người trong tất cả các thụ tạo: con người là sinh vật có thể tương giao với Thiên Chúa. Trong tận bản tính sâu thẳm của mình, con người là một sinh vật có xã hội tính” (Gaudium Et Spes, 12).
2. Tại sao mỗi người là một sinh vật có xã hội tính?
Con người chỉ có thể tồn tại và phát triển với sự giúp đỡ của những người khác. Con người không những cần phải sống trong mối tương quan tốt với Thiên Chúa, mà người ta còn phải biết sống giữ gìn thận trọng mối giao hảo với những người khác. Điều này bắt đầu từ trong gia đình, rồi sau đó ảnh hưởng đến nhóm bạn hữu của mình và cuối cùng, ảnh hưởng đến cả xã hội nữa. Sự thật, nền tảng của chiều kích xã hội của con người là người ta được dựng nên thành người nam và người nữ (St 2:23). Ngay từ đầu, người nam và người nữ có cùng một phẩm giá. Bằng sự giúp đỡ và bổ túc cho nhau, họ có thể đương đầu với cuộc sống. Thiên Chúa làm cho sự hiệp nhất yêu thương giữa người nam và người nữ trổ sinh hoa trái khi được ban cho con cái. Đây là lý do tại sao gia đình là tế bào cơ bản của mọi xã hội.
Tâm niệm: “Chúng ta công nhận rằng các sự thật hiển nhiên này là mọi người được dựng nên đều bình đẳng, được Đấng Tạo Hóa phú ban các quyền bất khả xâm phạm, trong các quyền này là quyền Sống, quyền Tự Do và quyền mưu cầu Hạnh Phúc” (Tuyên ngôn Độc lập của 13 thuộc địa thành lập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ).
3. Sự hợp nhất của con người chứa đựng điều gì?
Con người có thân xác và linh hồn, nhưng đây không phải là các thực thể riêng biệt mà là một thực thể đơn nhất. Con người lúc nào cũng là sự hợp nhất gồm cả xác và hồn. Chủ nghĩa duy vật coi linh hồn chỉ như một chức năng đơn thuần của cơ thể vật chất; ngược lại, chủ nghĩa duy linh lại đánh giá linh hồn quá cao đến độ xem nhẹ thân xác. Giáo Hội bác bỏ cả hai niềm tin sai lầm này. Thân xác người ta không phải là nhà tù của linh hồn, và linh hồn là phần thiết yếu của con người sống động. Nhờ vào thân xác của mình, con người được nối kết với trái đất, cho nên là một phần của thế giới tự nhiên. Với linh hồn thiêng liêng của mình, con người không những tìm thấy căn tính cá nhân của mình ("cái tôi" của mình), mà linh hồn còn chiêm ngắm Thiên Chúa và được Ngài mãi mãi nhìn đến. Linh hồn là bất tử. Nhưng cũng không bao giờ được xem thường thân xác, vì thân xác được Thiên Chúa dựng nên thành hữu thể tốt đẹp và thân xác được cho sống lại vào ngày tận thế. Chúa Giêsu nhận ra những đau khổ nơi thân xác của con người và chữa lành họ. Con người cùng một lúc vừa là hữu thể thần linh vừa là hữu thể vật chất.
Tâm niệm: “Đừng bỏ bê linh hồn của riêng bạn. Nếu linh hồn bạn bị lãng quên, thì bạn không thể cho người khác những gì bạn có bổn phận phải cho họ. Đó là lý do tại sao bạn cũng phải dành thời gian cho chính mình, cho linh hồn của bạn” (T. Charles Borromeo).
4. Điều gì làm cho mỗi người trở thành độc đáo?
Mỗi con người đều độc đáo hoặc duy nhất vì mỗi người được dựng nên không thể bị trùng lặp, bởi Thánh ý Thiên Chúa và tình yêu của Ngài, và con người được cứu chuộc bằng tình yêu còn lớn lao hơn nữa. Điều này cho chúng ta thấy con người có phẩm giá cao quí biết bao, và phải nhìn nhận mọi người hoàn toàn nghiêm túc và đối xử với họ bằng sự tôn trọng ưu tiên trên hết quan trọng đến thế nào. Các chế độ chính trị và các thể chế cũng phải đáp ứng các đòi hỏi như vậy trong thực tế. Họ không chỉ phải tôn trọng sự tự do và phẩm giá của con người, mà còn phải đóng góp cho sự phát triển toàn diện của mọi người. Một cộng đồng không được phép loại trừ các cá nhân hoặc toàn bộ các nhóm ra khỏi sự phát triển.
Tâm niệm: “Nhận ra người khác là nhận ra sự thiếu thốn đói khát. Nhận ra người khác là biết cho đi. ... Chỉ lúc cho đi hay từ chối tôi mới có thể nhận ra cái nhìn của người lạ, của góa phụ và của trẻ mồ côi” (Emmanuel Levinas).
5. Tin Mừng có đồng nghĩa với trợ giúp phát triển không?
Trợ giúp phát triển và loan báo Tin Mừng phải đi đôi với nhau. Cùng với Phụng vụ và loan báo Tin Mừng, còn có việc bác ái – tình yêu thương thiết thực đối với tha nhân, là một trong ba hoạt động cơ bản của Giáo Hội. Nếu Giáo Hội chỉ loan báo Tin Mừng trong khi dửng dưng với các điều kiện sống khốn khổ của con người, thì Giáo Hội đó sẽ phản bội Chúa Giêsu, Người đã chấp nhận chữa lành cả thể xác lẫn linh hồn của con người, nam cũng như nữ trong tình trạng cá biệt và nhu cầu xã hội của mỗi cá nhân họ. Nhưng nếu Giáo Hội chỉ cổ võ phát triển xã hội của con người thôi, mà quên đi việc kêu gọi con người hiệp thông đời đời với Chúa thì Giáo Hội sẽ hướng số phận cuộc đời con người đi đến chỗ lầm lạc, và Giáo Hội cũng sẽ coi nhẹ giá trị đời sống Kitô hữu là chi thể của Chúa Kitô trong vận mệnh xã hội của họ. Tách sứ điệp xã hội của Tin Mừng ra khỏi sứ điệp đức tin của Tin Mừng thì cũng chẳng khác nào chia tách Tin Mừng ra làm hai.
Tâm niệm: ”Sao người ta có thể loan báo giới răn mới [đức ái] mà lại không cổ võ sự thăng tiến đích thực của con người trong công lý và hòa bình?” (Tông huấn Evangelii Nuntiandi, số 31).
6. Học thuyết xã hội và đức tin có liên quan thế nào?
Không phải ai hoạt động xã hội hoặc tham gia chính trị cũng đều là Kitô hữu. Nhưng một người hầu như khó có thể xưng mình là Kitô hữu nếu người ấy không dấn thân vào xã hội. Tin Mừng dẫn dắt con người cách triệt để đến chỗ dấn thân bằng tình yêu thương, công lý, tự do và hòa bình. Khi Chúa Giêsu công bố về Nước Thiên Chúa đã đến, Người không chỉ chữa lành và cứu sống các cá nhân nào đó thôi, mà hơn thế, Người còn bắt đầu thành lập một cộng đồng mới – một vương quốc của công lý và hòa bình. Trong tình trạng ấy chắc chắn chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể kiện toàn vương quốc này. Tuy nhiên, các Kitô hữu phải cùng hoạt động để kiến tạo nên một xã hội tốt đẹp hơn. Họ cần phải xây dựng một đô thị cho con người “có tình người hơn vì đô thi ấy phù hợp với Nước Thiên Chúa nhiều hơn” (Bản Tóm Lược Học thuyết Xã hội 63). Khi Chúa Giêsu so sánh Nước Thiên Chúa với men dần dần nó sẽ làm dậy lên cả khối bột lớn (Mt 13:33), Người có ý nói đến đường lối hoạt động mà các Kitô hữu phải thực hiện trong xã hội.
Tâm niệm: “Ai nghĩ vì mình đi nhà thờ thì là Kitô hữu là sai. Xét cho cùng, dù có đứng mãi trong gara bạn cũng chẳng thể nào thành được chiếc ôtô” (Albert Schweitzer).
7. Giáo Hội có thể can dự vào các vấn đề xã hội sâu xa đến mức nào?
Giáo Hội không có trách nhiệm thay thế cho Nhà nước và công việc chính trị. Đó là lý do tại sao Giáo Hội không đưa ra các giải pháp chuyên môn cho các vấn đề xã hội riêng biệt. Bản thân Giáo Hội không làm chính sách, mà đúng hơn là truyền cảm hứng cho các chính sách theo đúng tinh thần của Tin Mừng. Trong các thông điệp xã hội của Giáo Hội, các Đức Giáo Hoàng đã khai triển các chủ đề trọng tâm như: tiền lương, tài sản, và công đoàn, những điều được cho là cần thiết để giúp xây dựng một xã hội công bằng. Tuy vậy, các Kitô hữu giáo dân là thành phần thích hợp nhất nên tham gia cách cụ thể vào đời sống chính trị. Hơn nữa, nhiều Kitô hữu cam kết dấn thân cho lý tưởng Kitô giáo và đưa các sáng kiến thực tiễn vào các công đoàn, các nhóm, và các hiệp hội để vận động cho các mục đích xã hội cụ thể, ví dụ, giúp đỡ người tị nạn hay bảo vệ công nhân.
Tâm niệm: “Khi họ đến điệu những người Cộng sản đi, tôi chẳng nói gì, vì tôi không phải là Cộng sản. Khi họ đến lùng bắt các đảng viên Dân chủ Xã hội đem đi, tôi chẳng nói gì, vì tôi không phải là người theo đảng Dân Chủ Xã Hội. Khi họ đến lôi những người hoạt động công đoàn đem đi, tôi chẳng nói gì, vì tôi không phải là đoàn viên công đoàn. Khi họ đến áp giải tôi đi, thì chẳng còn ai để có thể phản đối” (Martin Niemöller).
---o0o---
BÀI 10
NGƯỜI TRẺ DẤN THÂN
XÂY DỰNG TỰ DO, CÔNG BẰNG VÀ DÂN CHỦ
1. Tự do có ý nghĩa gì?
Tự do đặt con người lên trên loài vật và theo nghĩa nào đó, thậm chí còn làm cho con người giống hình ảnh Thiên Chúa. Sự tự do đích thực không phải là khả năng có thể chọn bất cứ cái gì mình muốn, thiện hay ác, mà đúng hơn là khả năng chọn điều tốt. Chỉ có con người tự do mới có thể chịu trách nhiệm. Là con người tự do khiến cho con người độc đáo. Trong phạm vi khả năng, người ta có thể tự do lựa chọn nghề nghiệp và ơn gọi của mình; con người có thể đi đây đi đó, chọn cái này hoặc để cái kia qua một bên. Đó là quyền cơ bản của con người mà việc thực hiện quyền này không được hạn chế mà không có lý do hợp lý. Với sự tôn trọng quyền tự do ngôn luận, con người phải được nói lên tư tưởng tôn giáo, chính trị và văn hóa của riêng họ cách tự do. Mọi người đều có thể tự do bày tỏ ý kiến của riêng mình. Để điều này xảy ra được, cần phải có một trật tự pháp lý nhằm bảo đảm sự tự do của con người và bảo vệ điều này không bị sức ép của người khác lạm dụng quyền tự do.
Tâm niệm: “Điều lớn lao nhất được ban cho con người là sự lựa chọn, đấy là tự do” (Soren Kierkegaard).
2. Con người cần tự do đến mức nào?
Tự do là một giá trị cơ bản. Được tự do và hành động một cách tự do là quyền căn bản của con người. Chỉ khi tôi tự do quyết định tôi mới hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Chỉ con người tự do mới có thể hướng đến Thiên Chúa trong yêu mến và đáp lại với Ngài. Chỉ trong tự do con người mới có thể định hướng phát triển cuộc sống xã hội và cá nhân của mình. Tự do của con người không biết bao lần bị giới hạn bởi những hoàn cảnh chính trị, xã hội, tài chính, pháp luật, hoặc thậm chí cả văn hóa. Đó là sự bất công lớn đã tước đoạt sự tự do của con người hay hạn chế sự tự do ấy một cách bất công; tình trạng này làm tổn thương phẩm giá con người và cản trở con người phát triển nhân bản.
Tâm niệm: “Tự do là tự do nói rằng hai cộng hai bằng bốn. Khi tự do được công nhận, thì mọi thứ khác sẽ có theo” (George Orwell).
3. Con người tự do thế nào?
Con người tự do, nhưng sự tự do của con người có mục đích. Về cơ bản sự tự do tồn tại để ta có thể làm cho những gì thực sự thiện ích với sự hiểu biết và ý chí tự do của mình. Về phương diện này, tự do được định hướng theo các luật tự nhiên và trật tự sáng tạo (= theo cách thế Thiên Chúa sắp đặt cho thế giới theo ý định của Ngài). Nhờ vào lương tâm của mình người ta có thể biết được sự thật đâu là thiện, đâu là ác. Đúng hơn, lương tâm giống như tiếng nói của sự thật trong con người, luật tự nhiên được khắc ghi trong tâm khảm của tất cả mọi người (Rm 2,15). Nhờ vào lý trí, người ta nhận thức được theo lương tâm của mình những giá trị nào luôn luôn tốt đẹp. Lương tâm có thể biết chắc rằng lừa dối, trộm cắp, giết người thì không bao giờ là điều thiện. Tuy nhiên, lương tâm cũng có thể sai lầm. Sự tự do không phải lúc nào cũng ngả về phía những gì là tốt lành đích thực, nhưng thường vì ích kỷ người ta chỉ muốn những gì có vẻ là tốt đẹp bên ngoài. Đó là lý do vì sao lúc nào ta cũng phải thao luyện lương tâm của mình để chính chúng ta được lương tâm hướng đến những giá trị thực sự. Tự do cũng cần phải được Chúa Kitô giải thoát để có thể thực thi những điều thiện hảo đích thực.
Tâm niệm: “Lương tâm mà không có Thiên Chúa sẽ thành một thứ gây kinh hoàng” (FYODOR M. DOSTOEVSKY).
4. Công bằng là gì?
Công bằng là quyết tâm "trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa và trả cho tha nhân những gì thuộc về tha nhân" (GLCG 1807).
Tâm niệm: “Sự thật không tuân theo người ta, mà đúng hơn người ta phải tuân theo sự thật” (MATTHIAS CLAUDIUS, thi sĩ Đức)
5. Có những loại công bằng nào?
Công bằng phân phối là mối quan hệ của cộng đồng với các thành viên của nó. Loại công bằng này chia phần công bằng cho từng người hoặc từng nhóm. Công bằng pháp lý là mối quan hệ của các thành viên với cộng đồng. Loại công bằng này đòi hỏi mỗi thành viên của cộng đồng đóng góp phần của mình thích hợp. Công bằng giao hoán là mối quan hệ giữa những người ngang hàng: người bán hàng sẽ nhận được giá cả hợp lý cho hàng hóa của họ. Loại công bằng này hướng dẫn việc phân phối hàng hóa thông qua thị trường thế giới. Tất cả các loại công bằng này tạo nên công bằng xã hội. Đấu tranh cho công bằng xã hội là một phần khai triển quan trọng về công bằng pháp lý. Trong khi công bằng pháp lý liên quan với việc tuân thủ luật pháp và chính phủ thực hành chức năng theo pháp luật, thì công bằng xã hội đưa ra các vấn đề xã hội nói chung để được xem xét. Của cải trái đất này phải được phân chia công bằng. Sự chênh lệch bất công giữa các cá nhân phải được bù đắp cân xứng. Hơn nữa, phẩm giá của con người phải được tôn trọng. Đặc biệt là trong các vấn đề kinh tế, con người không thể bị hạ thấp bằng với giá trị hữu dụng của họ hay bằng với giá trị tài sản của họ. Các chính sách phục vụ cho sự nghiệp hòa bình phải mang lại công bằng theo nghĩa toàn diện, chính xác là khi có vấn đề phân phối hàng hóa công bằng (GS 29). Việc phân phối hàng hóa thông qua thị trường thế giới phải được hướng dẫn bởi điều gọi là công bằng giao hoán: người bán hàng sẽ nhận được: một mức giá phù hợp cho hàng hóa của họ.
Tâm niệm: “Công bằng là phải trả cho người ta cái của họ và không tham của người; công bằng là xem nhẹ cái lợi riêng để giữ công bằng cho hết mọi người” (THÁNH AMBRÔSIÔ MILAN, Tiến Sĩ Hội Thánh).
6. Tại sao chỉ công bằng thì chưa đủ?
Tình yêu thì nhiều hơn công bằng, vì tình yêu thì "nhẫn nhục" và "hiền hậu" (1 Cr 13: 4). Ngoài công bằng còn cần có lòng nhân từ để xã hội thực sự có tình người. Công bằng xã hội chưa đủ cho cuộc sống chung với nhau, công bằng pháp lý lại càng ít hơn nữa, vì không có pháp luật nào có thể tạo ra được thiện chí giữa con người với nhau. Công bằng pháp lý chỉ có thể trừng phạt tội phạm chống lại phẩm giá con người và giúp giáo dục đức hạnh, nhưng bác ái xã hội phát sinh các sức mạnh sáng tạo vì công ích, do đó, vì lợi ích toàn diện của hết mọi người. Điều này bao gồm các cấu trúc công bằng cho phép có chỗ cho lòng thương xót. Tuy nhiên, lòng thương xót không thể như công bằng được, vì công bằng cần phải có luân lý cơ bản. Lòng thương xót người ta chỉ cần kêu xin, còn công bằng thì người ta phải đòi hỏi.
Tâm niệm: “Sẽ không có hòa bình nếu không có tự do, sẽ không có tự do nếu không có công lý, sẽ không có công lý nếu không có tình yêu” (DAN ASSAN).
7. Giáo Hội nói gì về vấn đề phân biệt đối xử với người khuyết tật?
Công bằng xã hội theo học thuyết xã hội của Giáo Hội nhìn nhận, thì chỉ đạt được khi tất cả mọi người trong xã hội có thể tham gia vào các hoạt động trọng tâm về xã hội, kinh tế, chính trị, và văn hóa trong cuộc sống. Các hình thức phân biệt đối xử loại trừ bất cứ người nào tham gia vào các hoạt động này đều là điều bất công. Do đó, nhiệm vụ của Nhà nước và xã hội cũng phải tạo điều kiện để bảo đảm sự tham gia của người khuyết tật. Suy cho cùng, phẩm giá của con người không phụ thuộc vào thân xác và khả năng trí tuệ, và sự tôn trọng đối với một người không thể được định đoạt dựa trên thành tích hoặc hiệu quả.
8. Nhân quyền là gì?
Nhân quyền là quyền khẳng định những điều chúng ta xứng đáng được hưởng, vì bản chất của chúng ta là con người. Các quyền có thể không có được nếu những người khác không bị ràng buộc tôn trọng các quyền ấy, và điều ràng buộc họ chính là pháp luật. Vì vậy, các quyền, các nghĩa vụ và pháp luật có quan hệ với nhau. Theo lời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Liên Hiệp Quốc, 1948) là: "một mốc lịch sử thực sự trên con đường thăng tiến luân lý của nhân loại" (02/10/1979).
Tâm niệm: “Nhân quyền sẽ càng được tôn trọng nhiều hơn, chứ không ít đi nếu các quyền này có thể được coi là quyền thiêng liêng” (G.K. CHESTERTON).
9. Cụ thể nhân quyền là những quyền gì?
Nhân quyền cơ bản là quyền được sống, quyền này có ngay từ lúc mới thụ thai, vì từ thời điểm đó sinh linh mới đã ở tình trạng của một người riêng biệt. Một quyền con người khác là quyền tự do ngôn luận. Kế đến, là quyền kiếm sống cho bản thân và gia đình bằng công việc của mình mà không ai có thể bị từ chối. Quyền kết hôn và lập thành một gia đình, quyền có con và đích thân nuôi con cái, cũng là một quyền của con người. Quyền tự do chọn tôn giáo và thực hành tôn giáo là một quyền con người rất quan trọng, và không được có bất kỳ sự ép buộc nào trong các công việc thuộc tôn giáo.
Tâm niệm: “Khởi từ niềm xác tín rằng có một Thiên Chúa Đấng Tạo Hóa, đã gợi nên ý tưởng về nhân quyền, ý tưởng về sự bình đẳng của mọi con người trước luật pháp, sự nhìn nhận về tính bất khả xâm phạm nhân phẩm ở mỗi con người và sự hiểu biết về trách nhiệm của mọi người đối với các hành động của họ” (ĐGH BÊNÊĐICTÔ XVI).
10. Quyền và nghĩa vụ liên quan với nhau như thế nào?
Một người hưởng dùng nhân quyền thì đồng thời cũng phải thừa nhận nghĩa vụ và trách nhiệm đối với người khác. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII nêu ý kiến trong thông điệp Hòa Bình Trên Thế Giới (Pacem in Terris, 30): "Chỉ biết đòi quyền lợi không, mà quên những nghĩa vụ của mình, hay không chu toàn những nghĩa vụ đó, thì giống như dùng tay này xây dựng ngôi nhà mà tay kia lại phá đi."
---o0o---
BÀI 11
NGƯỜI TRẺ TRƯỞNG THÀNH LAO ĐỘNG VÀ NGHỀ NGHIỆP
“Chọn được một nghề mà bạn thích, thì bạn sẽ chẳng còn cảm thấy phải làm việc vất vả thêm một ngày nào nữa trong cuộc đời mình” (Tục ngữ châu Á).
1. Lao động có ý nghĩa gì đối với con người?
Có thể làm việc, có việc làm và có thể hoàn thành một cái gì đó cho chính mình và cho người khác là nguồn hạnh phúc lớn lao đối với nhiều người. Bị thất nghiệp, không được ai cần đến, sẽ khiến người ta cảm thấy bị mất đi phẩm giá. Qua công việc con người phát triển các thiên hướng, năng khiếu của mình và tham gia vào phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa. Công việc đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch của Thiên Chúa. Thiên Chúa truyền cho con người thống trị mặt đất (St 1:28) để bảo vệ và vun trồng trái đất này. Lao động có thể là sự phục vụ có giá trị cho đồng loại của mình. Thậm chí còn hơn nữa: vun trồng cho trái đất cách bền vững và sáng tạo để phát triển tiềm năng hơn nữa của nó, làm cho con người nên giống như Đấng Tạo Hóa. Làm các nhiệm vụ đơn giản cách tốt đẹp, cũng còn kết hiệp con người với Chúa Giêsu, chính Người là một người lao động.
Tâm niệm: “Ngay từ khởi thủy lao động của con người là huyền nhiệm sáng tạo” (Thánh GH Gioan Phaolô II).
2. Lao động có phải là một nghĩa vụ không?
Thiên Chúa dựng nên trái đất và để trái đất như quà tặng quý giá cho con người. Như Kinh Thánh mô tả, lao động của con người là sự đáp lại lòng biết ơn phù hợp với quà tặng này. Cho nên khi con người theo đuổi nghề nghiệp của mình, ngay khi còn bé đã đi học, rồi thanh niên lớn lên lại được học tập, đào tạo để chuẩn bị cho công việc sau này, thì đấy không chỉ là chuyện để có thể kiếm sống cho riêng họ. Qua lao động, con người có được đặc quyền góp phần vào sự phát triển tích cực của thế giới. Vì vậy, bằng cách nào đó con người tham gia vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa.
Tâm niệm: “Nếu một người được kêu gọi làm phu quét đường, thì người ấy nên quét đường y như cách Michelangelo vẽ tranh, hoặc Beethoven sáng tác nhạc hay Shakespeare làm thơ. Người ấy nên quét đường cho thật tốt đến độ tất cả các thiên binh trên trời dưới đất phải dừng lại để nói rằng: "Nơi đây đã từng có một người quét đường vĩ đại, người ấy đã làm thật tốt công việc của mình" (Martin Luther King).
“Lao động là một lợi ích của con người – một lợi ích cho nhân tính của họ - bởi vì, nhờ lao động, không những con người biến đổi thiên nhiên bằng cách ứng dụng nó vào nhu cầu của riêng họ, mà con người còn đạt được sự viên mãn với tư cách là con người và hiểu theo ý nghĩa nào đó, “họ trở nên người hơn” (Thánh GH Gioan Phaolô II)
3. Chúa Giêsu xem lao động như thế nào?
Chúa Giêsu "giống chúng ta về mọi phương diện ngoại trừ tội lỗi" (Công đồng Chalcedon, 451 SCN, trích dẫn Dt 4:15; x. GLCG 467). Chúa Giêsu sống giữa những ngư phủ, nông dân, thợ thủ công và chính Người đã học nghề và sau đó lao động bằng nghề thợ mộc trong xưởng của Thánh Giuse cho đến khi Chúa Giêsu ba mươi tuổi. Trong các dụ ngôn của mình, Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh từ trong cuộc sống làm ăn buôn bán. Trong bài giảng, Người khen các gia nhân biết đầu tư tài năng của họ, trong khi Người trách các đầy tớ lười biếng chôn vùi tài năng của họ (xem Mt 25: 14-30). Ở trường học, người ta được đào tạo chuyên môn, rồi sau này đi làm việc, và dường như lao động thường là một bổn phận khó nhọc. Chính trong lao động chúng ta có thể học được điều này ở Chúa Giêsu và cùng với Người vác thập giá mình mỗi ngày để theo Người, Chúa Giêsu đã vác Thánh giá để cứu chuộc chúng ta.
Tâm niệm: “Nếu lao động là điều quan trọng nhất, thì sẽ không có ý nghĩa trong cuộc sống đối với người khuyết tật, chẳng còn giá trị gì đối với người già, và sẽ chưa có giá trị chi đối với trẻ con” (NORBERT BLÜM, chính trị gia người Đức).
4. Lao động và sự nghiệp thành công liên quan đến mục đích thực sự của đời người thế nào?
Lao động là một phần của cuộc sống, nhưng nó không phải là cuộc sống. Đây là một điểm khác nhau đặc biệt quan trọng. Ngày nay, nhất là ở các nước phát triển cao trên thế giới, có rất nhiều người dường như chỉ sống cho công việc của họ. Đối với họ, làm việc giống như cơn nghiện, do đó những người này được gọi là người nghiện việc. Chúa Giêsu cảnh tỉnh mọi người đừng để cho chính mình bị nô lệ cho công việc như thế. Mục đích của đời người không phải là để tích lũy tiền bạc hoặc kiếm danh tiếng, nhưng để đạt được cuộc sống vĩnh cửu với Thiên Chúa bằng lời cầu nguyện, bằng việc thờ phượng, và hành động yêu thương tha nhân. Chừng nào lao động của con người còn phụ thuộc vào mục đích này, thì nó là một phần của đời sống Kitô hữu. Nhưng khi lao động trở nên cứu cánh của chính nó và làm lu mờ mục đích hiện hữu đích thật của con người, thì tầm quan trọng của lao động bị phóng đại quá mức. Tuy nhiên, nhiều người phải làm dăm ba việc và chịu khó làm để nuôi sống gia đình họ. Như vậy, là họ đang làm để phục vụ cho gia đình, nên công việc họ làm được Thiên Chúa phúc phúc.
Tâm niệm: “Điều làm ta mệt mỏi là việc ta bỏ bê, chứ không phải việc ta làm” (MARIE VON EBNER- ESCHENBACH (1830-1916).
5. Hoạt động kinh tế và đạo đức có liên quan với nhau như thế nào?
Kinh tế hoạt động theo các qui luật riêng của nó. Kinh tế thị trường là một hình thái kinh tế, mà ngày càng được chấp nhận trên toàn thế giới. Kinh tế thị trường giống như trong “thương trường” thực sự: nhà cung cấp và người tiêu dùng gặp nhau, đàm phán tự do với nhau về giá cả, số lượng và chất lượng của sản phẩm. Kinh tế thị trường đã chứng minh là rất có hiệu quả, nhưng về mặt đạo đức, nó chỉ được chấp nhận khi là một nền kinh tế thị trường xã hội đi cùng với một Nhà nước lập hiến. Cho nên, trước tiên chính phủ phải bảo đảm ban hành các luật lệ rõ ràng, thứ hai, các điều khoản luật cũng phải dự trù đáp ứng được quyền lợi cho những người không có được gì để trao đổi ở thị trường đó, ví dụ, do bị thất nghiệp hoặc không có tiền. Hơn nữa, người ta còn có những trải nghiệm không được đối xử công bằng trong cơ chế thị trường: ví dụ như, gặp phải hoạn nạn, bệnh tật và khuyết tật. Thực tế là kinh tế hoạt động theo qui luật riêng của nó không có nghĩa là các qui luật thị trường không cần tuân theo các giới răn và lề luật của Thiên Chúa. Đạo đức là thành phần thiết yếu cho một hoạt động kinh tế được lành mạnh. Kinh doanh trái đạo đức về lâu dài cuối cùng cũng sẽ dẫn đến bất ổn về kinh tế. Đồng thời khi doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả do không tiết kiệm, ví dụ như lãng phí tài nguyên thì cũng đúng là trái đạo đức.
Tâm niệm: “Chuẩn mực đạo đức “cho đi” là có thể bỏ qua các qui luật kinh tế không phải là đạo đức mà là kiểu chủ nghĩa đạo đức vô luân” (ĐGH Benêđictô).
6. Phải chăng giàu có là "trái đạo đức"?
Không phải vậy. Giàu có thịnh vượng hơn lên có thể trở thành một mục đích đạo đức cao quý. Nhưng về phương diện đạo đức, mục đích này chỉ đạt được khi theo đuổi phù hợp sự phát triển toàn cầu của hết mọi con người trong tình liên đới; chứ không chỉ là lợi nhuận của một vài cá nhân nhờ vào tình trạng thịnh vượng tăng thêm ấy. Sự phát triển có nghĩa là sự phát triển toàn diện của con người trọn vẹn. Điều này bao gồm đức tin và gia đình, giáo dục và y tế, cùng nhiều giá trị khác. Không phải lúc nào cũng chỉ là vấn đề được hưởng thụ nhiều hơn. Theo một cách nào đó, “chủ nghĩa hưởng thụ” còn khiến cho người ta ngay cả còn nghèo nàn đi hơn
Tâm niệm: “Chừng nào mình còn “có” thì chúng ta phải cho đi, vì chúng ta cũng có một Đấng ban phát rất nhân từ” (THÁNH BRIDGET THỤY ĐIỂN, nhà thần bí và đấng đồng bảo trợ châu Âu).
7. Làm trong doanh nghiệp có thể là một ơn gọi không?
Có. Làm trong ngành thương mại và kinh doanh có thể là một ơn gọi đích thực từ Thiên Chúa: những người có trách nhiệm về lĩnh vực chuyên môn mà đặt mình vào phục vụ đồng loại và phục vụ xã hội là điều hạnh phúc cho tất cả mọi người. Thiên Chúa đã giao phó trái đất cho chúng ta: “hãy cày cấy và canh giữ đất đai”. Trong công việc, chúng ta có thể vâng theo ý muốn của Thiên Chúa và trong lĩnh vực nhỏ bé nào đó, góp phần vào việc hoàn thiện công trình sáng tạo (St 2:15ff). Nếu hành động cách ngay thẳng và yêu thương, chúng ta sẽ sử dụng được những món quà tốt đẹp của trái đất và tài năng riêng của mình cho lợi ích của đồng loại đã được Thiên Chúa giao phó cho chúng ta chăm sóc. (Mt 25: 14-30; Lc 19: 12-27).
Tâm niệm: “Cũng như giới răn “Ngươi không được giết người” đặt ra một giới hạn rõ ràng để bảo vệ giá trị của sự sống con người, ngày nay chúng ta cũng phải nói “Ngươi không được …” với một nền kinh tế loại trừ và bất bình đẳng. Một nền kinh tế như thế cũng giết chết” (ĐGH Phanxicô, EG 53).
8. Kinh Thánh nói gì về giàu nghèo?
Bất cứ ai theo Chúa Giêsu không bao giờ được quên trước tiên và quan trọng nhất là chúng ta chỉ nên lo “tích của trên thiên đàng” (Lc 12:21). Làm giàu của cải vật chất không phải là mục tiêu chủ yếu của cuộc đời Kitô hữu. Và giàu có vật chất không hẳn là hồng ân đặc biệt của Thiên Chúa. Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày” (Mt 6:11). Với lời cầu xin ấy, chúng ta xin Chúa Cha ban tất cả những gì chúng ta cần cho cuộc sống trần thế của mình. Chúng ta không cố tìm kiếm của cải xa hoa, nhưng để có được của cải cần thiết cho một cuộc sống hạnh phúc trong sự sung túc vừa phải, để nuôi dưỡng gia đình mình, để làm việc bác ái, và tham gia vào sự phát triển văn hóa và giáo dục, cũng như phát triển thêm nữa.
Tâm niệm: “Nếu bạn nghèo, bạn cần người có thể cho bạn; nếu bạn giàu, bạn cần người mình có thể cho họ” (LUDWIG BÖRNE, nhà báo Đức).
---o0o---
BÀI 12
NGƯỜI TRẺ CHUNG TAY XÂY DỰNG HÒA BÌNH
1. Hòa bình là gì?
Nhiều người nói rằng hòa bình là không có chiến tranh; những người khác cho rằng hòa bình là một trạng thái cân bằng ổn định giữa các thế lực thù địch. Tuy nhiên, các định nghĩa này là không đủ. Hòa bình là sự yên bình có trật tự, sâu xa hơn là hạnh phúc trong trật tự thiện hảo của Thiên Chúa. Loại hòa bình này là mục đích của chúng ta. Chúng ta thấy được mình trên con đường hòa bình khi chúng ta làm việc trong công bình và yêu thương tiến đến một thế giới trong trật tự theo ý muốn của Thiên Chúa. Hơn nữa, chúng ta cũng thấy được mình bên cạnh tất cả những người tìm kiếm chân lý cách ngay thẳng và chân thành, họ chăm sóc cho hạnh phúc và sự an toàn của đồng loại trong công lý, và đem tình thương của họ đến với tha nhân mà không nghĩ đến lợi ích bản thân. Đồng thời, chúng ta làm việc vì Thiên Chúa hằng hữu khi chúng ta cổ võ các quyền của tất cả mọi người và bảo vệ họ bằng mọi cách.
Tâm niệm: “Người trẻ là nguồn hy vọng cho tương lai. Sứ mệnh lịch sử của các con là xây dựng một nền văn minh tình yêu, tình huynh đệ và tình liên đới” (Thánh GH Gioan Phaolô II, Ngày Giới Trẻ Thế Giới 1995 tại Manila).
2. Tại sao cần Thiên Chúa, nếu muốn hòa bình?
Trước tiên hòa bình, bình an là một thuộc tính của Thiên Chúa trước khi hòa bình là một nhiệm vụ đối với con người chúng ta. Bất cứ ai cố gắng mang lại hòa bình mà không có Thiên Chúa là họ quên rằng chúng ta không còn sống ở thiên đường hạ giới mà chúng ta là những tội nhân. Chúng ta thiếu hòa bình trên trái đất là một dấu chỉ cho thấy sự hiệp nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại đã bị đứt đoạn. Đặc điểm của lịch sử nhân loại là bạo lực, chia rẽ, và giết chóc đổ máu. Mọi người đều khao khát bình an mà họ đã đánh mất vì tội lỗi, vì vậy, họ cũng đang âm thầm khao khát Thiên Chúa.
Tâm niệm: “Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa. Để con đem yêu thương vào nơi oán thù; để con đem thứ tha vào nơi lăng nhục; để con đem tin kính vào nơi nghi nan; chiếu trông cậy vào nơi thất vọng; để con rọi ánh sáng vào nơi tối tăm; đem niềm vui đến chốn u sầu” (Lời kinh in trên thiệp giấy năm 1913).
3. Tại sao các Kitô hữu cần phải loan truyền hòa bình?
Chúa Giêsu Kitô đã thiết lập hòa bình giữa Trời và Đất, và mở ra tất cả các cánh cửa cho cuộc sống hòa giải và niềm vui nội tâm. Nhưng sự bình an của Người không tự lan tỏa. Con người có tự do tin và chấp nhận lời kêu mời hòa giải của Thiên Chúa hay hoài nghi từ chối lời mời gọi ấy. Để đưa ra quyết định của mình, trước tiên mọi người phải được nghe lời mời gọi có Thiên Chúa sẽ có hòa bình, cả trong đời sống cá nhân cũng như giữa các nhóm hoặc các quốc gia thù địch với nhau. Họ có thể biết được điều này nếu họ gặp được những người đã được hòa giải: những người không đánh lại, không trả thù, không sử dụng bạo lực. Chia sẻ Tin Mừng bình an bằng lời nói và hành động để tạo ra sự khởi đầu và ngày càng gia tăng hòa bình đích thực
Tâm niệm: “Trước những nguy hiểm mà nhân loại sống trong thời đại của chúng ta, bổn phận của tất cả những người Công giáo là gia tăng sự loan báo và làm nhân chứng cho “Tin Mừng Hòa Bình” trên khắp thế giới và chứng tỏ rằng sự nhìn nhận chân lý trọn vẹn của Thiên Chúa là điều kiện tiên quyết và thiết yếu để củng cố chân lý của hòa bình” (ĐGH Benêđictô XVI, Sứ điệp Ngày Thế Giới Hòa Bình 2006).
4. Tại sao Kitô hữu phải dấn thân xã hội?
“Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:8), và “Bác ái là tâm điểm trong giáo huấn của Giáo Hội về xã hội” (ĐGH Bênêđictô XVI, CiV 2). Tuy nhiên, là Kitô hữu còn có nghĩa nhiều hơn là chấp nhận các xác tín và các giá trị đặc biệt. Điểm cốt lõi của Kitô hữu là sự gặp gỡ con người của Chúa Kitô. Tìm Chúa trong “người bé nhỏ nhất” trong anh em chúng ta (Mt 25:40), theo Chúa đích thực là noi gương Chúa Giêsu (Thomas à Kempis) là con đường hoàn thiện nhất của Kitô hữu. Chúa Giêsu tôn trọng tự do và phẩm giá của kẻ tội lỗi và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội. Chính Chúa Giêsu là → Chương trình hoạt động xã hội của Giáo Hội. Giáo huấn xã hội Công giáo chỉ là sự phát triển có hệ thống về những gì đã hiện hữu trong sự viên mãn nơi Chúa Giêsu Kitô: Con người đã được tái khám phá trong phẩm giá độc đáo của mình (nhân vị), con người đã được giải thoát khỏi lòng tham và tội lỗi và tìm kiếm phục vụ tha nhân (tình liên đới), chú tâm đến (công ích) “phúc lợi cho thành” (Gr 29: 7), cũng như một xã hội trong đó các nhóm và các cộng đồng có thể tự do phát triển trong hòa bình và công lý (tính bổ trợ) – đó là tầm nhìn cao quý.
Tâm niệm: “Tôi không thể nghĩ đến yêu thương mà không cần phải hòa đồng, và trên hết là chia sẻ tất cả những nỗi đau đớn và khó khăn, tất cả những nỗi khổ cực của cuộc sống. Sống cách thoải mái và giàu sang nhàn hạ nhờ vào của cải của mình khi người anh chị em nghèo khó, đau khổ, và sống khổ sở vì lao động khó nhọc – Lạy Chúa, con không thể, con không thể yêu thương như thế” (Charles de Foucauld).
5. Đâu là bước đầu tiên dấn thân xã hội được đặt trên nền tảng đức tin?
Không gì tạo động lực sâu sắc hơn tình yêu. Người có lòng mến thì làm được những công việc lớn lao và bền vững. Vì vậy, bước đầu tiên bao giờ cũng là có được tương quan cá nhân sâu đậm với Chúa Giêsu (“Những gì Trái Tim Chúa Giêsu muốn, tôi sẽ làm”, Charles de Foucauld), để phát triển một tình yêu sâu xa hơn bao giờ hết với Giáo Hội, và dẫn tới một cuộc sống dấn thân xã hội. Điều này sẽ thúc đẩy Kitô hữu không bỏ qua ngay cả những “người nhỏ bé nhất” mà Chúa Giêsu rất coi trọng. Mối tương quan này tạo động lực cho Kitô hữu làm chứng cho đức tin của mình ngay cả trong môi trường thù địch. Điều đó thúc đẩy đi đến lối sống được biến đổi thành lòng mến khách, hòa giải và hòa bình. Nếu cần, mối tương quan này cũng thúc đẩy Kitô hữu thậm chí hy sinh mạng sống của mình khi cần vì chính nghĩa của sự thật và công lý.
Tâm niệm: “Tình yêu là sức mạnh lớn nhất để biến đổi thực tại vì nó kéo đổ các bức tường của ích kỷ và lấp đầy những hố ngăn cách chúng ta” (ĐGH Phanxicô).
6. Những điều đặc biệt nào Kitô hữu phải cống hiến cho đồng loại của mình?
Không phải những điều đặc biệt nào ngoài một người đặc biệt: Chúa Giêsu Kitô. Kitô hữu đấu tranh cho một thế giới nhân đạo hơn giữa đói nghèo và đau khổ mà họ không nhất thiết phải có những chương trình xã hội tốt hơn hoặc các chính sách tài chính tốt hơn; thường thì thậm chí họ không có chủ nghĩa lý tưởng nào quan trọng hơn trong ba lô của mình. Cơ bản họ chỉ có một điều cần loan truyền: một Thiên Chúa đã làm người. Không triết lý nào và không tôn giáo nào khác biết được nhiều đến thế về Đấng Toàn Năng. Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa biết và hiểu chúng ta nơi nhân tính của chúng ta. Nhiều người ngày nay cô đơn và cảm thấy bị bỏ rơi trong một xã hội vô danh. Ngay cả Internet với tất cả các loại mạng xã hội vẫn không có thể thay thế được sự gặp gỡ giữa các cá nhân với nhau. Chúng ta vẫn khao khát được chấp nhận là những con người với những ưu điểm và khuyết điểm của mình. Lời công bố của Kitô giáo diễn tả: Mỗi cá nhân được chính Thiên Chúa yêu thương, và mỗi cá nhân có thể gặp gỡ tình yêu này nhờ vào mối tương quan với Chúa Giêsu Kitô. Đó là một thông điệp tuyệt vời, đặc biệt đối với những người đang trải qua khủng hoảng và tự hỏi mình những câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống và tương lai.
Tâm niệm: “Vào năm 1973, chúng tôi quyết định mỗi ngày chầu Thánh Thể một giờ. Chúng tôi rất bận rộn. Các nhà chăm sóc người đau ốm và những người khốn khó của chúng tôi chỗ nào cũng có người đang hấp hối. Kể từ khi chúng tôi bắt đầu chầu Thánh Thể hằng ngày, tình yêu của chúng tôi với Chúa Giêsu trở nên sâu đậm hơn, tình yêu chúng tôi dành cho nhau thắm thiết hơn, tình yêu chúng tôi dành cho người nghèo nhiệt thành hơn, và số ơn gọi tăng gấp đôi” (T. Têrêsa Calcutta).
---o0o---
(Biên soạn theo cuốn YOUCAT và DOCAT)