Hành trang Gia đình Công giáo

Một số hướng dẫn cơ bản về nguyên tắc sống Đạo, theo giáo huấn của Hội Thánh, cho gia đình trẻ Công giáo cần biết và thực hành:
1.  Sau khi sinh con, ta phải lo việc gì?
-Phải lo rửa tội cho con. “Cha mẹ có bổn phận lo cho con mình được rửa tội ngay trong những tuần lễ đầu tiên.” (Giáo luật (Gl) điều 867). Cha mẹ chọn tên thánh, người đỡ đầu, liên hệ với Giáo Họ để đăng ký cho con được rửa tội sau khi sinh 1 tháng.

2.  Đâu là tiêu chuẩn để chọn người đỡ đầu?
-Những người đã đủ 16 tuổi trọn, là người Công Giáo, đã chịu bí tích Thêm Sức và Mình Thánh Chúa, có đời sống xứng hợp với đức tin và chức vụ sắp lãnh nhận. (x. Gl. 874)

3.  Trường hợp nguy tử thì sao?
-“Nếu hài nhi nguy tử, phải rửa tội cho nó ngay không chút trì hoãn” (Gl. 867 ), bằng việc đỗ nước lã trên đầu và đọc : Tên thánh (tự đặt cho em) Ta rửa con, nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.

4.  Tương quan với thánh Bổn mạng thế nào?
-Chọn tên thánh Bổn mạng khi rửa tội để noi gương vị thánh ấy và nhờ ngài cầu bầu cùng Chúa cho ta. Nên cần biết tiểu sử, đời sống của vị thánh Bổn mạng, còn gọi là Quan thày, và nhớ ngày mừng lễ của ngài để dâng lễ cầu nguyện cho mình và cho người thân.

5.  Tuổi nào cho con bắt đầu đi Lễ và học giáo lý?
-Giáo luật buộc 7 tuổi là phải giữ việc tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ buộc. Đây cũng là tuổi cho phép được rước lễ nếu học xong giáo lý.Vậy, nên cho con học giáo lý khoảng 6 tuổi, hay 5 tuổi đối với những em có trí khôn đặc biệt, bắt đầu là lớp Khai Tâm.

6.  Mục đích tối hậu của việc học giáo lý là gì?
-Là gần gũi, tiếp xúc và hiệp thông với Chúa Kitô. Đó là lý do phải tập cho con em sớm đọc kinh, dâng Lễ để gặp gỡ Chúa Kitô.

7.  Tại sao phải siêng năng tham dự thánh lễ?
-Đây là việc thờ phượng Chúa cao trọng nhất. Đặc biệt ngày Chúa Nhật buộc tham dự, ai lười biếng hoặc khinh thường bỏ Lễ Chúa Nhật thì mắc tội trọng.

8.  Vì sao ta nên chầu Thánh Thể nữa?
-Vì đó là việc đạo đức cao trọng nhất, được thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II làm gương và khuyên dạy ta siêng năng thực hiện.

9.  Luật buộc về xưng tội thế nào?
-“Mọi tín hữu, sau khi đã đến tuổi khôn, buộc phải xưng kỹ các tội trọng ít là mỗi năm một lần.” (Gl. 989)

10.  Nên siêng xưng tội ra sao?
-Luật buộc xưng tội một năm một lần là tối thiểu cho những người quá lười biếng. Ngay sau sa ngã phạm tội trọng phải sớm xưng tội để được rước lễ. Cả tội nhẹ cũng được khuyên nên xưng. Các linh mục và tu sĩ xưng tội hàng tháng dịp tĩnh tâm. Trong các dịp lễ đặc biệt mà giáo xứ tổ chức, nên đi xưng tội vì tâm hồn càng trong sạch càng đón nhận nhiều ơn Chúa.

11.  Khi không thể đến nhà thờ để xưng tội thì làm thế nào?
-Có thể mời Cha giải tội đến giải tội tại nhà và cho rước lễ.

12.  Luật buộc rước lễ ra sao?
-Giáo luật điều 920 buộc “Mọi tín hữu, sau khi đã rước lễ vỡ lòng, phải rước lễ mỗi năm ít là một lần” và chu toàn luật ấy trong mùa Phục Sinh.

13.  Có nên rước lễ thường xuyên không?
-Rất nên, như lời Chúa phán : “Ai ăn Bánh này sẽ được sống đời đời”. (Ga 6, 51) Giáo Hội khuyến khích các tín hữu dọn mình thường xuyên để khi đi lễ thì rước lễ-lãnh nhận chính Chúa Giêsu, nguồn mọi ơn phúc. Giáo Hội còn cho phép cả người già và bệnh nhân không thể đi lễ, được rước lễ ở nhà nữa.

14.  Bịnh nhân và người già được ưu ái cho rước lễ thế nào?
-“Các Kitô hữu lâm cơn nguy tử, dù vì bất cứ lý do nào, cần được bổ dưỡng bằng việc rước lễ như của ăn đàng. Cho dù ngày ấy họ rước lễ rồi cũng rất nên cho họ rước lễ nữa nếu mạng sống họ bị lâm nguy. Bao lâu cơn nguy tử kéo dài, nên cho họ rước lễ nhiều lần vào những ngày khác nhau.” (Gl. 921)

15.  Chuẩn bị thế nào khi Thừa tác viên đem Mình Thánh đến cho bịnh nhân?
-Dọn một cái bàn có trải khăn trắng, trên đó đặt 2 ngọn nến và tượng chịu nạn ở giữa. Nếu có một bình hoa càng tốt, mà phải là hoa thật, tươi. Người nhà tập họp lại cùng tham dự nghi thức, thưa kinh với nhau. Đương nhiên phải nhắc bệnh nhân dọn lòng trước khi rước Chúa.

16.  Việc giữ chay một giờ trước khi rước lễ có buộc bịnh nhân không?
-“Những người cao niên, những người đau yếu và cả những người săn sóc họ, có thể rước lễ, cho dù đã ăn uống chút đỉnh trong vòng một tiếng đồng hồ trước đó.” (Gl. 919)

17.  Chuẩn bị cho con lãnh Bí Tích Thêm Sức làm sao?
-Ngay sau khi được xưng tội lần đầu, là cho con em học giáo lý Thêm Sức. “Cha mẹ và các Chủ Chăn, nhất là các Cha Sở phải lo liệu để các tín hữu được dạy dỗ kỹ lưỡng để lãnh nhận Bí Tích, và được lãnh nhận vào thời gian thích hợp.” (Gl. 890)

18.  Lo cho người thân lãnh Bí Tích Xức Dầu Bịnh Nhân thế nào?
-Liên hệ với HĐMVGX mời cha xức dầu khi người thân “lâm cơn hiểm nghèo vì bịnh tật hay già yếu. Bí Tích này có thể lập lại nếu bệnh nhân, sau khi phục sức lại ngã bịnh nặng hay trong cùng một cơn bịnh kéo dài, bịnh tình trở nên trầm trọng hơn.” (Gl. 1004)
-Nên liệu cho bịnh nhân được xức dầu khi còn tỉnh, hay trước khi đại phẩu thuật, đừng để quá muộn.

19.  Khi nhờ cha xức dầu có chuẩn bị gì không?
-Chuẩn bị như việc cho bịnh nhân rước lễ (câu 15). Nên xem kỹ người bịnh có thể rước lễ được không (có thể nuốt Mình Thánh) để báo cho cha. Còn nếu không thể rước lễ được, vẫn mời cha xức dầu.

20.  Những mức tuổi nào cần ghi nhớ theo luật?
-7 tuổi : Tuổi khôn, buộc giữ lễ Chúa Nhật, có thể cho xưng tội và rước lễ.
-14 tuổi : Kiêng thịt các ngày luật định
-16 tuổi : Có thể đỡ đầu rửa tội và thêm sức nếu mình đã thêm sức xong
-18 tuổi : buộc phải giữ chay; nữ được phép lập gia đình theo luật hôn nhân nước ta.
-20 tuổi : người nam đủ tuổi lập gia đình theo dân luật

21.  Tuổi nào buộc ăn chay?
-Giáo luật điều 1252 buộc từ 18-60 tuổi.

22.  Luật dạy kiêng thịt thế nào?
- Trọn 14 tuổi buộc king thịt cc ngày Thứ Sáu không trùng với lễ trọng, và hai ngày buộc ăn chay. Kiêng thịt là không ăn thịt gia cầm và gia súc. Trứng, cá, rau… được ăn. Nhưng nếu phải dự tiệc… có thể thay việc kiêng thịt bằng các việc đạo đức khác như lần chuỗi Mân Côi hay đọc và suy niệm Lời Chúa.

23.  Ngày nào ăn chay và ăn chay thế nào?
-Luật buộc trong năm chỉ có 2 ngày là Thứ Tư Lễ Tro - khai mạc Mùa Chay, và Thứ Sáu Tuần Thánh-Tưởng niệm cuộc Thương Khó Chúa. Ngày đó phải kiêng thịt, chỉ ăn một bữa no, hai bữa phụ có thể nhịn hoặc ăn ít lại sao cho “cảm thấy đói” như Chúa đã ăn chay 40 đêm ngày và “Người cảm thấy đói” (Mt 4, 2) . Phần bớt chi tiêu ăn uống ấy chúng ta góp vào quĩ bác ái Mùa Chay để giúp đỡ người nghèo.

24.  Có nhà mới ta nên làm gì?
- Khi xây nhà mới, hay mới mua nhà… cần mời cha xứ đến làm phép nhà. Đây là nghi thức á bí tích xin Chúa chúc lành cho căn nhà mới, xin Chúa hiện diện trong gia đình, chia vui sẻ buồn và đồng hành với mọi sinh hoạt trong gia đình. Qua nghi thức này ta cũng có ý dâng gia đình ta cho Chúa và quyết tâm biến gia đình mình thành Hội Thánh tại gia-nơi thờ phượng, nơi biểu lộ tình yêu.

25.  Nên trang hoàng bàn thờ thế nào cho hợp lý?
-“Hãy trang trí cho tôn nghiêm, sạch sẽ, và đúng phụng vụ. Anh Chúa Giêsu và ảnh Chuộc Tội (Thánh giá có tượng Chúa) phải được đặt nơi trung tâm và cao nhất. Nếu có ảnh tượng Đức Mẹ vàcác Thánh thì  đặt bên cạnh và bên dưới. Anh Thánh Gia Thất có thể đặt giữa vì có Chúa Giêsu ở giữa. Bàn thờ là nơi thờ phượng nên không để ảnh ông, bà, cha mẹ, những người đã qua đời hay đồ đạt gì ngoài hoa, nến, nhưng phải tươi tốt va sạch sẽ” (Đức Cha Nicolas, Thư Mục Vụ số 101-1.4.2003)

26.  Có được phép lập “bàn thờ” Tổ tiên không?
-“Bên cạnh bàn thờ Chúa có thể đặt một bên một bàn nhỏ hay một kệ trên đó có ảnh cha mẹ ông bà hay tổ tiên đã qua đời để kính nhớ và tỏ lòng hiếu thảo. Có thể đốt nến, nhang, hay dâng hoa trái trước ảnh tượng các ngài.” (Như trên)

27.  Thái độ tôn kính ông bà tổ tiên và người qua đời thế nào?
− Việc đốt nhang hương, đèn nến, trên bàn thờ gia tiên và vái lạy trước bàn thờ, giường thờ Tổ Tiên, là những cử chỉ thái độ hiếu thảo tôn kính, được phép làm.
− Ngày giỗ cũng là ngày “Kị nhật” được “cúng giỗ” trong gia đình theo phong tục địa phương để biểu dương đúng ý nghĩa thành kính biết ơn Ông Bà, như dâng hoa trái, hương đèn… nhưng cần loại bỏ những gì là dị đoan mê tín, như đốt vàng mã....
− Trong hôn lễ, dâu rể được làm “Lễ Tổ, Lễ Gia Tiên” trước bàn thờ, giường thờ Tổ tiên, vì đó là nghi lễ tỏ lòng biết ơn, hiếu kính trình diện với Ông Bà.
− Trong tang lễ, được vái lạy trước thi hài người quá cố, đốt hương vái theo phong tục địa phương để tỏ lòng cung kính người đã khuất, cũng như Giáo Hội cho đốt nến, xông hương, nghiêng mình trước thi hài người quá cố. (Hội đồng Giám mục miền Nam, 1974)

28.  Vì sao phải siêng năng xin Lễ cho người thân qua đời?
-Đó là lòng hiếu thảo, biết ơn của người công giáo. Các tín hữu qua đời đang còn nơi luyện ngục cần được hưởng nhờ ơn xá của con cháu bằng việc dâng Lễ và làm các việc lành cho các ngài. 

29.  Các việc lành nào để hưởng ơn đại xá cho các linh hồn?
-Từ trưa ngày 01.11 đến nữa đêm ngày 02.11 viếng nhà thờ ; từ ngày 01-08 tháng 11 viếng nghĩa trang (Đất Thánh). Tất cả các việc đạo đức muốn được ơn xá đều phải kèm theo việc xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức giáo hoàng.

30.  Tương quan gia đình có gặp khó khăn không, và ta nên làm gì?
-ĐTC Phanxicô dạy : “Gia đình khơng phải l một cuộc hnh trình xuơi chảy, khơng cĩ xung đột, không phải thế, chẳng vậy thì chẳng phải l con người. Đó là một cuộc du hành cam go, nhiều khi khó khăn, nhiều khi xung đột, nhưng cuộc sống là như thế! … Các đôi vợ chồng ci nhau l chuyện bình thường. Thường vẫn xảy ra như thế. Nhưng tôi khuyên anh chị em: đừng bao giờ kết thúc một ngày mà không làm hịa với nhau. Khơng bao giờ.”

31.  Dấu nào cho biết con cái có ơn gọi tu trì?
-Một là có ý ngay lành và ước muốn dấn thân phục vụ Chúa. Hai là có đủ điều kiện Hội Thánh qui định (đạo đức, sức khỏe, học thức). Ba là được những người có trách nhiệm tuyển chọn.

32.  Để nuôi dưỡng ơn gọi cha mẹ phải làm gì?
-Căn cứ vào tiêu chuẩn trên, cha mẹ phải cho con học hành đến nơi đến chốn, luyện tập nhân đức và khuyến khích con tham gia phục vụ giáo xứ trong các đoàn thể.

33.  Người tín hữu có bổn phận gì đối với giáo xứ?
-Phải ý thức mình “là người nhà chứ không phải là khách trọ” (Ep2, 19) mà tích cực tham gia công tác chung.
-“Giáo dân nên tập thói quen cộng tác chặt chẽ với các linh mục của mình trong các hoạt động của Giáo xứ.” (Tông huấn Kitô hữu giáo dân. 27). Phải luôn tự hỏi : Tôi đã làm gì cho giáo xứ của tôi?

34.  Ta cần sống tình hiệp thông trong xứ thế nào?
-Tích cực tham dự các ngày Bổn mạng xứ, chầu lượt, Bổn mạng giáo họ, kinh liên gia, cầu nguyện theo đoàn thể, cầu lễ khi có người qua đời…
-Tham gia công tác chung xây dựng, bảo trì tài sản và làm đẹp giáo xứ
-Thực hành điều 5 trong Năm điều răn : “Mỗi người theo khả năng đóng góp cho các nhu cầu vật chất của Hội Thánh”. Cụ thể qua việc bỏ quả trong thánh lễ, đóng góp niên liễm hằng năm…

35.  Ta nên giúp đỡ gia đình “rối” thế nào?
-“Rối” tức sống vợ chồng không có phép đạo thì không được xưng tội rước lễ. Vậy, phải khuyên bảo và giúp đỡ họ lo hợp thức hôn phối để được rước lễ, hiệp thông trọn vẹn trong Hội Thánh.

36.  Ta phải có thái độ nào với gia đình tôn giáo bạn?
-Trân trọng niềm tin của họ, không phê bình chỉ trích những khác biệt trong thực hành tôn giáo.
-Tạo tình thân hữu, gần gũi, thân thiện, thăm viếng chia vui sẻ buồn, cùng nhau làm việc bác ái, việc công ích xã hội.
-Xác tín Đức Kitô là Đấng cứu độ duy nhất, sống “Niềm Vui Tin Mừng” để từng bước giới thiệu Đức Kitô cho họ.

37.  Gia đình cầu nguyện thế nào?
-Cầu nguyện bằng các kinh nguyện căn bản và chuỗi Mân Côi, riêng hoặc chung hằng ngày. Bạn còn có thể suy niệm và sống theo lời kinh của ĐTC Phanxicô mới soạn cho mọi gia đình trên thế giới:

Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse, nơi các Đấng chúng con được chiêm ngắm nét rạng ngời của tình yêu đích thực, chúng con tin tưởng dâng lời nguyện xin :
Lạy Thánh Gia Nazareth,
xin làm cho các gia đình của chúng con, trở thành nơi hiệp thông và nhà Tạm của cầu nguyện, thành trường học đích thực của Phúc Âm và Giáo Hội tại gia bé nhỏ.
Lạy Thánh Gia Nazareth,
xin cho trong các gia đình, đừng bao giờ xảy ra bạo lực khép kín và chia rẽ nữa, xin cho tất cả những ai đã bị tổn thương hoặc bị ảnh hưởng vì gương xấu, sớm tìm được niềm an ủi và được chữa lành.
Lạy Thánh Gia Nazareth,
Xin cho Thượng Hội đồng Giám mục về Gia Đình, làm thức tỉnh nơi mọi người, ý thức bản chất thánh thiêng và bất khả xâm phạm của gia đình, cũng như vẻ đẹp của gia đình trong kế hoạch của Thiên Chúa.Lạy Chúa Giêsu , Mẹ Maria và Thánh Giuse, xin nghe lời chúng con, xin nhậm lời chúng con cầu xin. Amen!
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Hình ảnh chủ đề của Colonel. Được tạo bởi Blogger.